Nội dung


Trời đã trở lạnh rồi, nhất là mấy hôm nay, khi những cơn mưa bão liên tục tràn về, chẳng mẹ nào an tâm mà ngủ cho được. Trẻ nhỏ khi ngủ thường có xu hướng đạp chăn ra ngoài, lăn lộn lung tung trong giường và kết quả là, bé thường bị lạnh cóng, tím tái chân tay mà chẳng hề biết cách tự đắp chăn lại cho mình. Lo lắng cho con, trước đây, em hầu như chẳng đêm nào ngon giấc. Cứ được 1,2 tiếng lại bật dậy một lần để kiếm tra chăn cho Bống. Đắp chăn cho con em không chỉ lo bé đạp tung ra dẫn đến bị lạnh mà còn sợ bé sẽ tung chăn vào mặt và gây ngạt rất nguy hiểm. Vậy nhưng nếu không đắp cho bé mà để con mặc nhiều quần áo đi ngủ cũng không phải là cách hay. Trẻ sẽ khó cựa quậy, dẫn đến ngủ không sâu. Mồ hôi cũng không thoát ra được và rất có thể sẽ ngấm ngược trở lại cơ thể, gây “lợi bất cập hại”.

Cùng chung nỗi lo lắng này với em là rất nhiều các ông bố bà mẹ đang nuôi con nhỏ, đặc biệt là vào những ngày mùa đông sắp gõ cửa. Em đã tìm hiểu và tham khảo rất nhiều kinh nghiệm của các bà, các mẹ để rút ra những “tuyệt chiêu” cực hay để ứng phó với tật thích tung chăn và “đi du lịch trên giường” của con. Nhờ có nó mà suốt 2 năm nay, chưa một lần Bống bị cảm lạnh hay viêm họng do ngủ ban đêm bị nhiễm lạnh. Em xin mách với chị em những kinh nghiệm của bản thân trong việc đắp chăn cho con mùa đông

Với trẻ 3 tháng

Ngày Bống còn bé mới chỉ biết lật lẫy, em và ông xã đã quyết định “đầu tư” cho Bống một cái túi ngủ rất xinh xắn. Từ ngày sắm túi ngủ, em không còn giật mình thon thót lúc nửa đêm vì sợ con bị lạnh, cô nàng tha hồ ngọ nguậy cũng chẳng chệch ra bên ngoài được. Để chắc ăn, em còn sắm hẳn hai loại túi ngủ: loại mỏng (một lớp) dành cho những ngày trời không quá lạnh, loại dày bằng lông hay bông dành cho những ngày trời rét đậm. Nhìn con yêu ngủ say trong chiếc túi ngủ màu hồng hình con gấu trông đáng yêu không tả xiết. Vậy nhưng biện pháp này cũng chỉ hữu hiệu được một thời gian.

 Đắp chăn cho con đâu phải chuyện đùa

Những chiếc túi ngủ nhiều hình dáng, màu sắc sẽ khiến em bé trông thật ngộ nghĩnh (ảnh minh họa)

Với trẻ 6 tháng

Khi Bống lớn lên, con ngày càng thích quay lộn lung tung trên giường. Cân nặng tăng lên cũng đồng thời khiến chiếc túi ngủ trở nên vô cùng chật chội. Ông xã em đề ra ý tưởng thay túi ngủ bằng ngay một chiếc vỏ chăn có khóa kéo của hai vợ chồng. Giờ ngủ, em kéo khóa vỏ chăn và đặt bé ở bên trong. Khi ấy cái vỏ chăn giống như một chiếc túi ngủ mà Bống chỉ có thể thò cổ ra ngoài. Ưu điểm là, vỏ chăn thì rộng rãi hơn nhiều so với chiếc túi ngủ nên con tha hồ xoay người. Tuy nhiên, chiếc vỏ chăn có tác dụng thêm được một thời gian thì cũng phải “ra đi”.

Với trẻ 9 tháng

Bài liên quan: 

Đến giai đoạn đã bắt đầu vô cùng nhạy cảm, lại ham nghịch ngợm, Bống dứt khoát không chịu để bố mẹ đặt trong túi ngủ hay vỏ chăn. Em bắt đầu chuyển sang cho con mặc pijama khi đi ngủ. Bống đã lớn và mặc những bộ đồ này cũng rất đáng yêu. Nếu là pijama rời, em luôn chú ý có thể quấn thêm cho Bống một cái khăn mỏng vào bụng để tránh bé bị lật áo. Ngoài ra, để tiện nhất, em luôn thích sắm cho bé bộ pajama liên thân như vậy em không bao giờ lo con bị hở bụng. Tuy nhiên, dù loại quần áo nào, em cũng luôn lưu ý chọn loại bằng chất cotton, thấm mồ hôi, để bé có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đi ngủ. Ngoài ra, đối với áo, chị em cũng nên lưu ý chọn loại áo có tay dài trùm được kín bàn tay bé. Như vậy con sẽ ấm hơn và không lo bị hở tay. Đối với quần, một mẹo nhỏ cho mẹ, đó là chọn loại quần liền tất hoặc quần có ống bo gấu sẽ kín gió hơn.

 Đắp chăn cho con đâu phải chuyện đùa

Trẻ lớn có thể mặc pijama vào ban đêm và thêm một lớp chăn mỏng là yên tâm (ảnh minh họa)

Với trẻ 1 tuổi

Khi Bống được trên một tuổi, em vẫn duy trì thói quen cho bé mặc đồ cotton kín đi ngủ rồi mới đắp thêm một lớp chăn mỏng. Tuy nhiên, chú ý điều chỉnh trang phục của bé cho phù hợp với từng thời điểm trong ngày, lúc ở nhà, hay khi đi học. Ngoài ra, với những hôm trời gió mùa Đông Bắc lạnh về, em cũng có xoa thêm cho bé chút dầu khuynh diệp vào ngực, lòng bàn chân, bàn tay, và trước mũi cho con trước khi đi ngủ.

Nhiệt độ trong phòng từ khi có máy sưởi cũng không còn quá lạnh như những ngày xưa. Tuy nhiên, em luôn chú ý để một chậu nước ở trong phòng để tránh làm khô da con và giữ ẩm cho không khí. Quan trọng nhất là phòng ngủ của con phải kín, không có gió lùa. Có thể xoay tư thế cho bé nằm nghiêng, tránh ra mồ hôi trộm ở lưng.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm