Các bậc cha mẹ nên nhớ rằng, căn nhà của bạn không thực sự an toàn cho trẻ như bạn nghĩ. Những vật dụng thông thường, những vị trí quen thuộc trong nhà nhiều khi lại chính là nguyên nhân gây nên các tai nạn đáng tiếc để lại hậu quả nặng nề cho trẻ. Trẻ em luôn có xu hướng thích khám phá, tìm ra cái mới nên khó có thể tránh việc gặp nguy hiểm ngay chính tại nhà. Dưới đây là một số đồ vật gây hại cho trẻ mà cha mẹ cần hết sức cẩn thận.
1. Thảm chùi chân
Nhiều gia đình thường trải thảm sàn, đặc biệt vào mùa đông, để giúp trẻ thoải mái chơi đùa mà không sợ bị lạnh. Tuy nhiên, nếu loại thảm mà mẹ sử dụng thường bị xê dịch và không cố định trên sàn nhà, hoặc có đường viền nổi ở góc cũng như không có mặt dưới chống trơn trượt có thể khiến trẻ sẽ rất dễ bị trượt ngã. Khi trẻ mới tập đi, bước đi còn chập chững và chưa vững, thảm trải sàn trơn trượt cũng là yếu tố có thể gây hại cho trẻ.
2. Cây cảnh trong nhà
Một số loại cây cảnh chúng ta hay để trong nhà để làm đẹp có chứa độc tố nhưng không phải bậc cha mẹ nào cùng biết để đề phòng. Nếu trẻ ngắt lá của những loại cây đó cho vào miệng có thể gây loét niêm mạc, hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy, hoặc nặng hơn là tử vong. Những viên đá hay sỏi nhỏ được rải xung quanh chậu cây cảnh cũng có thể khiến bé gặp nguy hiểm nếu nuốt vào.
Có rất nhiều loại cây cảnh trong nhà tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật cho trẻ (Ảnh minh họa)
Một số loài cây cảnh hay chồng trong nhà và có thể gây hại cho trẻ nhỏ đó là:
- Ngô đồng: toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
- Huệ Lily: Củ có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa nếu ăn vào.
- Đỗ quyên: Tất cả các bộ phận của cây đỗ quên đề có chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Từ 100 đến 225g lá đỗ quên có thể gây ngộ độc nặng cho trẻ.
- Vạn tuế: Vỏ, ngọn và hạt cây đều chứa chất độc có thể gây ung thư hoặc rối loạn thần kinh mãn tính. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc, thậm chí tử vong.
- Cẩm tú cầu: Lá và củ có chất hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa và thở gấp.
- Thủy tiên: Củ có chất alkaloid gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, hôn mê hay thậm chí là tử vong nếu trẻ ăn phải.
- Tulip: Củ có chất tulipene, trẻ ăn vào sẽ bị chóng mặt và buồn nôn….
Do đó trước khi lựa chọn cây cảnh trong nhà, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ càng đặc điểm của từng loại cây. Đồng thời, để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, các mẹ cần nói trước cho con hiểu về sự độc hại và nhắc nhở trẻ nên tránh xa các cây đó khi chơi ở môi trường bên ngoài.
3. Các loại pin trong nhà
Một số gia đình có thói quen không vứt bỏ pin sau khi sử dụng mà giữ lại trong nhà, hoặc đôi khi các bậc cha mẹ bất cẩn khi cho con chơi các vật dụng, đồ chơi chạy pin. Bé nhỏ vốn tò mò nên rất có thể sẽ cho pin vào miệng nuốt, nhất là với các loại pin đồng hồ, pin điều khiển có kích thước nhỏ. Nếu pin bị mắc lại ở thực quản, dạ dày hoặc ruột, dịch pin ăn mòn sẽ gây tổn thương niêm mạc gây loét.
Không những vậy, pin được làm bằng kim loại như kẽm, thủy ngân do đó vô cùng có hại cho trẻ. Khi trẻ nuốt phải, kẽm gây tiêu chảy cấp tính và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Ngộ độc thủy ngân có thể khiến trẻ bị bại não. Chính vì vậy, các mẹ nên nhớ giữ pin tránh xa tầm tay của trẻ.
4. Mỹ phẩm của mẹ
Có thể nói, mỗi mẹ đều có ít nhất một món đồ mỹ phẩm trong nhà và nếu mẹ không cất gọn cẩn thận thì rất dễ gây ảnh hưởng cho trẻ. Bởi tất cả các loại mỹ phẩm đều có chứa chì hay thủy ngân, nếu con chẳng may nghịch ngợm và nuốt phải sẽ có nguy cơ ngộ độc cao. Do đó các mẹ nên cất đồ trang điểm, các dụng cụ làm đẹp, các loại kem dưỡng… ở nơi an toàn, xa tầm tay tò mò của bé.
Nhiều loại mỹ phẩm có chứa chì hay thủy ngân, nếu con chẳng may nghịch ngợm và nuốt phải sẽ có nguy cơ ngộ độc cao (Ảnh minh họa)
5. Đồ cổ
Đồ cổ cũng là một trong các đồ vật gây hại cho trẻ. Lý do khiến đồ cổ là vật nguy hiểm cho bé vì nó có chứa nhiều chì, nếu bé tiếp xúc nhiều với những vật như thế này sẽ dễ bị nhiễm độc chì. Do hệ thần kinh non yếu, khả năng thải độc kém nên trẻ dễ ngộ độc chì hơn người lớn. Trẻ nhiễm chì dễ dẫn đến suy gan, thận.
Nguy hiểm hơn, nhiễm độc chì ở trẻ nhỏ có thể gây nên bệnh Alzheimer (mất trí nhớ, sụt cân, khó khăn trong vận động) khi trẻ trưởng thành.
6. Bồn cầu
Nhà tắm là một nơi không an toàn cho trẻ, ngoài việc bị trơn trượt trên sàn nhà tắm, hay bị bỏng do nghịch nước nóng ở vòi hoa sen thì trẻ có thể gặp nguy hiểm với chiếc bồn cầu. Mặc dù bồn cầu không khiến bé có thể chết đuối nhưng nó cũng gây nguy hiểm cho bé nếu chẳng may bé mải chơi và ngã cắm đầu vào đó vì mải với theo đồ chơi bị rơi vào trong toilet. Ngoài ra bé cũng rất có thể bị tai nạn kẹp tay với bồn cầu. Vì vậy cha mẹ không bao giờ được để con một mình trong nhà vệ sinh, dù chỉ là trong chốc lát.
7. Kem đánh răng
Chắc hẳn các mẹ sẽ ngạc nhiên rằng một số thành phần trong kem đánh răng có thể nguy hại cho trẻ. Trẻ em thường nuốt một ít kem đánh răng khi vệ sinh răng miệng, nhưng nếu chúng đã nuốt tới một nửa tuýp kem đánh răng, mẹ cần phải đưa con đến bác sĩ ngay lập tức. Một lượng lớn florua có thể rất nguy hiểm, cộng với sorbitol (thành phần giữ cho kem đánh răng không bị khô cứng) và sodium lauryl sulfate (thành phần tạo bọt cho kem đánh răng) dễ gây tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác. Vì vậy, mẹ nên cất kem khỏi tầm tay khi chúng đã đánh răng xong.
Các hóa chất trong kem đánh răng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy nếu như bé nuốt quá nhiều (Ảnh minh họa)
8. Hóa chất tẩy rửa
Các chai hóa chất tẩy rửa với các màu sắc bắt mắt rất có thể khiến trẻ nhầm lẫn thành các chai nước ngọt. Chẳng may trẻ có nhầm lẫn và uống phải thì cự kỳ nguy hiểm. Bởi hầu hết các chất tẩy đều có chứa các thành phàn hóa chất nguy hại, chẳng hạn như chất tẩy trắng có chứ một chất hóa học gọi là sodium hypochlorite. Đó là chất có tính ăn mòn rất cao và sẽ sản sinh các khí độc hại khi lan ra không khí, tiếp xúc quá nhiều có thể gây thiệt hại cho phổi và tóc. Do đó, các mẹ nên để các hóa chất tẩy rửa ở một nơi an toàn, tránh xa tầm với của trẻ.
Quần áo trẻ em vốn bị dính nhiều vết bẩn do tính hiếu động của trẻ. Các mẹ có thể tham khảo và sử dụng nhiều mẹo làm sạch tự nhiên thay vì dùng hóa chất, chẳng hạn như chanh, giấm, muối, baking soda...Bằng các mẹo dân gian đơn giản, mẹ vẫn có thể giặt sạch đồ cho trẻ, và quan trọng là bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bé.
9. Đồ chơi bằng nhựa
Đồ chơi của trẻ em chủ yếu là được làm bằng nhựa. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất dẻo có chứa lượng phthalates có trong nhựa dù ở mức độ nào cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Nguy hiểm hơn, chất phthalates còn có thể tác động làm biến đổi ADN của tinh trùng. Với những bé có tật nhai đồ chơi bằng nhựa thì còn có thể bị ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này.
Trên đây chỉ là một trong số ít các vật dụng, đồ vật gây hại cho trẻ nhỏ. Cha mẹ nên chú ý đến những vật dụng gia đình có thể gây hại cho trẻ để con không gặp phải những nguy hiểm ngay trong chính ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó người lớn cũng nên cẩn thận khi sắp xếp, sử dụng đồ đạc trong nhà, tránh những tác hại có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của trẻ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet