Đó là lý thuyết Long mạch. Nơi sở tại của can long, đó là độ dài, ngắn của những dãy núi đứng bao phủ, chầu phục chung quanh khu vực, cần phân rõ xa gần:
- Can long xa ngàn dặm là đại đô thị (tức kinh đô lớn của những cường quốc); xa hai, ba trăm dặm là châu phủ
- Còn xa trăm dặm chỉ có thể là huyện thành, còn gần nữa là các trấn
Nhận định về Huế
Nhìn lên bản đồ, ta thấy những dãy núi hướng về Huế chỉ là những nhánh nhỏ của mạch Trường Sơn, dài chừng 2, 3 chục cây số (tức khoảng trăm dặm).
Rồi đến sông Hương tuy được cái thế uốn lượn hữu tình, nhưng từ chỗ phát nguồn cho đến khi đổ ra biển của chỉ dài chừng 5, 6 chục cây số.
Với thế núi sông quá ngắn ngủi như vậy, một triều đại lập đế đô ở đây thì chẳng lâu bền.
Đó chỉ vì cái thế núi xông "xa trăm dặm chỉ có thể là huyện thành", vì nếu núi, sông quá ngắn thì không sao tạo ra đủ vượng khí cho một thành phố phát triển lên hùng mạnh được.
Nhìn bản đồ Huế ở hình trên, ta có thể thấy Huế ở thế "tọa thủy, hướng sơn", có nghĩa là quay lưng ra biển và hướng về phía núi, sai nguyên tắc "toạ sơn, hướng thủy" để được thế núi hộ vệ. Điều này một phần giải thích thời tiết thất thường của Huế.
Muốn được hưởng đại thủy khí thì điều kiện cần thiết là bờ biển phải có hình dạng uốn cong vào, có như vậy khi gặp vận khí tốt thì đất nước mới mong giàu mạnh lên được. Nhưng vùng bờ biển Huế và của cả miền Trung lại có hình dạng uống cong ra. Đó là thế đất liền muốn tiến ra biển, nên đại thủy khí không thể vào được để đem lại sự phồn vinh. Có thể xem thêm bài Tản mạn về phong thủy địa thế Sài Gòn để hiểu thêm.
Tổng luận về Huế
Nhìn chung, Huế có cái đẹp của sông Hương êm đềm, uốn khúc, của những nhánh núi non che chở, bao bọc. Nhưng sông Hương chỉ có thể tạo nên sự phồn thịnh sung túc cho một thành phố nhỏ (thế sông uốn lượn nhưng lại quá ngắn).
Còn nếu chọn Huế làm thủ đô đất nước thì sẽ khó khăn. Bởi vì ngay cả trong lúc hưng thịnh, Huế còn chưa đủ vượng khí để trấn áp những vùng khác, thì đến lúc suy vi, thù trong giặc ngoài liên tiếp kéo đến, nên tránh sao khỏi cái họa.
Dịch Linh (tổng hợp)
- Tản mạn về phong thủy địa thế Sài Gòn