Nội dung

Nhà ở cần chỗ mát mẻ, có dương khí mới tốt, khô khan thì không nên. Một ngoại hình đẹp cho khuôn viên nhà phải có núi cao ở hướng D9ông (thanh long), có đồi thấp ở hướng Tây (bạch hổ), có khoảng đất rộng và trống ở hướng Nam (hồng phượng) và có cây to ở hướng Bắc (hắc quy).

Nhà ở được “nước” hướng vào là tốt, còn quay lưng lại là xấu. Ngoài ra, lý thuyết Phong thủy cho rằng căn nhà có điểm tốt phải có hình thể phân minh rõ ràng theo tứ linh “Long, Phụng, Hổ, Quy”. Biểu tượng “Long” là tốt nhất và cũng là ưu tiên hàng đầu.

Nhà ở địa hình phía Đông – Tây dù không hoàn chỉnh (không có đủ các yếu tố thuận lợi) thì vẫn được coi là phù hợp. Trong khi đó, nếu ở phía Bắc – Nam, không hội đủ các yếu tố thuận lợi thì không nên kiến tạo nhà ở. Phía Bắc nghiêng Đông mà không hoàn chỉnh cũng không tốt, phía Nam – Bắc dài, phía Đông – Tây hẹp thì tốt nhưng phía Đông, phía Tây dài, phía Nam, Bắc hẹp thì sẽ không tốt.

ngoại hình đẹp - xấu của nhà cửa liên quan đến họa - phúc
Quy ước thông thường với ngoại hình nhà. (Bắc – Đông – Nam – Tây tương ứng với Quy – Long – Phượng – Hổ)

Nhà ở bốn phía nước chảy, đường sá giao nhau thì không tốt. Nhà ở mà trước cửa không có ao hồ thì nên làm thêm ao hồ hình bán nguyệt. Thế nhưng, rất kỵ trường hợp có hai hay nhiều ao hồ. Cây to trước cửa nhà cũng không tốt, không chỉ trở ngại ánh sáng lọt vào mà còn cản trở âm khí thoát đi. Khi làm nhà cũng nên tránh cửa chính nhìn thẳng vào góc nhà khác, cũng nên tránh cửa chính nhìn đối diện lối vào.

Nhà ở cạnh đình chùa, miếu, đền… đều không tốt vì quan niệm “góc ao đao đình”. Đặc biệt tránh các góc cạnh của đình chùa, của những nhà lân cận, hay góc nhọn của ao vì sẽ dính sát khí, "sinh khí đi theo đường cong, sát khí đi theo đường thẳng”.

Ngoại cảnh có tác động trực tiếp đến ngôi nhà cũng như mỗi thành viên cư ngụ trong đó theo nguyên lý của thuật Phong thủy. Nó có ảnh hưởng rất rõ đến môi trường khí hậu, những hiện tượng mưa gió, sấm sét… của thiên nhiên. Qua đó, chúng ta có thể quân bình theo luật tự nhiên nhằm tránh những rủi ro giúp căn nhà của bạn hài hòa với thiên nhiên mà không mất đi tính hiện đại.
Dịch Linh (tổng hợp) 
  • Địa thế Huế dưới góc nhìn phong thủy
  • Tản mạn về phong thủy địa thế Sài Gòn
  • Nước sông Hồng qua Hà Nội chảy mạnh là điều không tốt?

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Lý giải 13 kiểu đất đồng bằng không thể táng mộ

Long pháp bình dương, xưa nay vẫn liệt vào hàng vi diệu của địa lý. Vì mạch khi xuống bình dương đã nhuyễn nhược, ẩn tàng, bác hoán nhiều lần, nên khó nhận biết. Trong long pháp, huyệt pháp, thiết yếu nhất là phải tránh được hung địa, hoặc vô khí chi địa. Đối với đất bình dương, việc nhìn nhận hung sát không phải dễ.

Xem thêm  

Xây cầu thang phong thủy

Cầu thang gồm có hai phần: động khẩu và lai mạch. Động khẩu được tính từ 1 đến 3 bậc đầu, còn lai mạch là phần còn lại bao gồm cả thân cầu thang và chiếu nghỉ. Với thang máy, chuyển động thẳng đứng thì động khẩu và lai mạch là một.

Xem thêm  

13 đại kỵ trong phong thủy phòng ngủ bạn nên biết

Đời người, có một phần ba thời gian là trải qua trong phòng ngủ. Cho nên, phong thủy của phòng ngủ là một phần tối quan trọng trong việc bố trí phong thủy của cả căn nhà. Sau đây là những đại kỵ trong phong thủy phòng ngủ mà bạn nên biết để tránh. >>7 loại cây cực độc không nên để trong nhà

Xem thêm  

Vì sao chọn nhà nên tránh mồ mả

Phong Thủy học truyền thống có cách nói của âm dương trạch, mà dương trạch nếu ở trên đất Phong Thủy tốt thì “khí sắc” của nó sẽ vô cùng quang minh, có thể đem đến điềm phúc cho chủ nhà. Nhưng nếu nó gần âm trạch, tức quá gần mồ mả, sẽ sinh ra ảnh hưởng không tốt.

Xem thêm