Dưới đây là trích phần Bình nguyên mộ địa phong thủy thập tam bất táng trong Địa lý đại thành để mọi người tham khảo.
Tuy có cát thủy triều lai, nhưng dòng nước đi xuất ra nhiều thủy khẩu khó xác định được vị trí tiêu thủy. Chỗ này là nơi tinh khí phân tán, không thể táng.
Đất bình dương mà nội cục đẹp như được gọt đẽo, nhưng ngoại cục thì Sa Thủy lại vô tính. Đây là do sức người làm nên, là đất vô khí, không thể táng.
Đất bình dương mà mênh mông vô bờ thì cũng không thể kết huyệt, long huyệt không rõ, lai mạch mơ hồ, không thể táng.
Đất bình dương tuy có giới thủy định lại, nhưng tả dắt - hữu theo, thì là Kiếp long, là đất đại hung, không thể táng.
Đất bình dương mà chia mảnh chia khúc, tức là “thủy khẩu phù sa” (thủy khẩu lẫn trong sa sơn), không thể táng.'
Đất bình dương mà trước huyệt không có Thần (môi), là đất vô khí, chính vì thế nên mới không có dư khí ra bên ngoài. Không thể táng.
Đất bình dương mà long thì phối được với thủy, nhưng thủy lại không phối được với long, là đất mà âm dương không thể phối hợp. Không thể táng.
Đất bình dương mà chất đất rời bở, hoặc là đất đã bị đào thành ao đầm, đều là chỗ không thể táng.
Đất bình dương mà cây cỏ không thể sinh sống, là đất không thể táng.
Đất bình dương mà nhiều hầm lò bếp núc, là nơi dân cư đông đúc, cũng là đất không thể táng.
Đất bình dương mà có thể làm được chiến trường, tức là bốn phía trống trải, là nơi sinh khí bất tụ, không thể táng.
Đất bình dương mà sơn san nhọn như ngọn lửa là sát khí rất lớn, trước huyệt thúy lại trực ngạnh (thẳng mà chảy mạnh) vô tình, là nơi không thể táng.
Đất bình dương trước có Thần, sau có Phật, khiến cho âm linh bất an, là nơi không thể táng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet