Vì yêu con nên bạn cố gắng giúp đỡ, bao bọc con khỏi những điều nguy hiểm. Tuy nhiên, quá bảo vệ, bao bọc con là lợi bất cập hại.
1 Bạn luôn lo lắng về sự an toàn của con mình
Phụ huynh nào cũng có xu hướng lo lắng cho sự an toàn của con mình. Khi sự lo lắng này trở nên cực đoan, nó sẽ can thiệp vào sự phát triển tự nhiên của trẻ. Bạn không cho phép con tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào có thể gây hại. Bạn cho rằng những hoạt động như bơi lội, leo núi, cưỡi ngựa đều có vẻ quá nguy hiểm cho con. Bạn thậm chí còn quy định khoảng cách con có thể đi xe trong một công viên.
Ảnh: kisstimmins.com. |
2. Bạn không tin tưởng vào quyết định của con
Mỗi khi con nhận một cuộc gọi nào đó, bạn bắt đầu nghi ngờ về khả năng ra quyết định đúng của con. Dần dần bạn nhận thấy mọi quyết định liên quan đến con đều do mình tự quyết. Điều này không những làm cho đứa trẻ nghi ngờ hoặc tự trách mình mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của trẻ sau này.
3. Bạn quá nâng niu con
Nếu bạn luôn không cho phép trẻ tham gia bất kỳ hoạt động nào phải xa nhà, bạn đang quá bao bọc trẻ. Những hội trại qua đêm làm bạn sợ hãi. Nói cách khác, bạn chỉ cảm thấy con được an toàn khi ở bên mình. Cảm giác như vậy của bạn sẽ khiến trẻ không thể đi chơi bên ngoài ngay cả ở các khu vưc an toàn.
4. Bạn giúp đỡ con từng tý một
Nếu quan tâm, bao bọc con quá mức cần thiết, bạn sẽ không để trẻ đối mặt với những rắc rối. Bạn sẽ rất lo lắng nếu con gặp vấn đề và không ngừng giúp đỡ con làm bài tập về nhà, nhiệm vụ, công việc nhà… Ngay cả những việc trẻ con thể tự làm, bạn vẫn cảm thấy cần phải giúp đỡ vì không muốn trẻ bị vấp ngã, sai lầm.
5. Bạn lo lắng không cần thiết
Nếu quá bảo vệ, bao bọc trẻ, bạn sẽ luôn có những nỗi sợ hãi vô lý. Bạn có thể luôn sợ trẻ sẽ gặp nguy hiểm khi đi chơi, đi bộ, băng qua đường. Bạn sẽ vô tình vẽ ra một bức tranh đáng sợ về thế giới của con bằng cách chỉ ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Quỳnh Trang (Theo magforwomen)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet