Việc con cái không nghe lời, cha mẹ có thể phạt bé là chuyện lẽ thường. Tuy nhiên, phạt trẻ không đồng nghĩa với việc có quyền xâm phạm vào thân thể trẻ theo hình thức đánh đòn gây hại tới sức khỏe mà nên phạt theo cách nhẹ nhàng, kết hợp với phân tích, dạy dỗ để trẻ không tái phạm.
Cha mẹ nên phạt trẻ nhẹ nhàng kết hợp với dạy dỗ bằng lời nói. (Ảnh minh họa)
Việc phạt trẻ bằng biện pháp đánh đòn, nhẹ thì gây ảnh hưởng tâm lý bé, nặng có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí là dẫn tới tử vong như trường hợp cảnh tỉnh được trang Sina chia sẻ.
Đó là trường hợp xảy ra vào năm 2010, một đứa trẻ ở Trung Quốc đã tử vong vì bị cha đánh vào mông.
Cụ thể, do có mâu thuẫn gia đình nên bố em - họ Trương (35 tuổi) và mẹ đã ly hôn. Em ở với mẹ và đi học ở trường mẫu giáo thường xuyên.
Video: Phẫn nộ cảnh bé gái hơn 1 tháng tuổi bị người giúp việc tát, đập đầu và tung lên cao
Vào một ngày nọ, khi nghe giáo viên mầm non của con trai phàn nàn về việc cậu bé trở nên ngang bướng, nghịch ngợm, ăn và ngủ không trung thực. Ông Trương đã tìm gặp cậu con trai của mình để nói chuyện về việc đó.
Tuy nhiên, không kìm được sự tức giận, ông đã dùng một cây gậy gỗ và đánh liên tiếp vào mông bé. Khi con trai đã trốn trong tủ tivi dưới sàn nhà, ông Trương tiếp tục lôi con trai ra ngoài, bắt nằm trên giường và đánh vào hông, đùi, mông suốt 20 phút. Cho đến khi cậu bé nói rằng "Bố ơi, con khát, con buồn ngủ" ông Trương mới dừng lại và lấy nước cho con trai uống. Ngay sau đó, cậu bé đi ngủ trong phòng.
Ông Trương đã dùng gậy gỗ và đánh liên tiếp vào mông con trai. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, khi vào phòng để gọi con dậy vào sáng hôm sau, ông Trương bàng hoàng khi chân tay và người cậu bé đã lạnh ngắt. Mặc dù gọi nhân viên cấp cứu đến nhưng cậu bé đã tử vong trước đó.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, hai bên mông bị đánh có vết máu, các mạch máu nhỏ bên trong nội tạng bị mất máu, nguyên nhân do bị người khác sử dụng vật dụng đánh nhiều lần vào mông, dẫn tới sốc chấn thương khiến tim ngừng đập.
Nguy hại khôn lường khi đánh vào mông trẻ
Trên thực tế, việc đánh vào mông trẻ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như trí thông minh của trẻ đã được các nhà khoa học cảnh báo từ rất lâu.
Ngoài việc khiến bé bị đau nhức ngoài da, đánh vào mông còn gây hại trực tiếp đến sức khỏe được phân tích như sau: Một số cha mẹ khi đánh vào mông con thường bắt bé nằm sấp trên giường, chiếu hoặc ghế dài mà không biết việc nằm ép chịu đòn này có thể khiến các vật liệu cứng ở phía dưới gây hại đến tinh hoàn, làm tụ máu tinh hoàn của trẻ. Dùng thắt lưng, khăn hay dép đánh vào mông con cũng gây tụ máu mông, cản trở máu lưu thông hoặc thậm chí viêm hoại tử.
Đánh ở mông có thể gây tụ máu, cản trở máu lưu thông, rất nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Đánh vào mông gây suy giảm trí thông minh?
Nghe qua thì tưởng chừng vô lý nhưng việc này đã được các nhà khoa học nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và đăng báo cáo trên trang World News của Hoa Kỳ. Theo đó, dựa vào 4 năm nghiên cứu trên 1510 trẻ em từ 2-9 tuổi cho thấy rằng những em bé không bị trừng phạt thân thể có chỉ số IQ trung bình cao hơn trẻ thường bị đánh đập từ 5-28 điểm.
Cụ thể, nếu đánh ở mông, mô não nằm trong khoang sọ của hộp sọ, qua lỗ magnum kết nối với cột sống con người. Nếu cha mẹ đánh quá nặng, quá nhanh, mông của trẻ bị tác động đột ngột. Lực đánh có thể được truyền qua cột sống atlanto-chẩm doanh, có thể gây ra các biến dạng tổng thể của hộp sọ, gây thiệt hại cho thân não, hậu quả của việc đánh đòn vào mông trẻ có thể trở thành một thảm họa.
Những bộ phận cơ thể trẻ tuyệt đối không được đánh vào
Từ câu chuyện thực tế trên, thiết nghĩ việc phạt khi con nhỏ phạm lỗi, không ngoan là điều cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần ghi nhớ kĩ những yếu điểm trên cơ thể trer có thể dẫn đến tử vong nhanh nhất nếu bị đánh vào:
Đầu: Đầu chắc chắn là bộ phận đầu tiên mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng phải ghi nhớ không được can thiệp vào.
Đã có trường hợp bé trai đột tử do bị cha mẹ đánh vào đầu. Đó là cậu bé Đào Đào, 8 tuổi, đã bị mẹ đánh vào đầu đến bất tỉnh. Kết luận về nguyên nhân cái chết, bác sĩ cho hay là do sự tác động của ngoại lực vào sọ não, cụ thể là hành động đánh vào đầu bé của người mẹ.
Ngoài ra, theo các bác sĩ, tùy vào lực đánh mạnh hay nhẹ, trẻ có hình thái tổn thương như chấn động não (nhẹ nhất), nứt sọ (tổn thương mạnh đến mức nứt sọ), dập não (tổn thương vào não bên trong hộp sọ), tụ máu não (tình trạng đứt các mạch máu trong não gây chảy máu tạo máu tụ).
Không được đánh vào đầu của trẻ. (Ảnh minh họa)
Ngực: Ngực là trung tâm của xương và hệ thống hô hấp. Đó là lý do vì sao mà nếu bị tấn công vào ngực, nhẹ thì bị suy hô hấp, nặng có thể dẫn đến tử vong.
Bụng: đánh vào bụng có thể gây tổn thương ruột, lách và gan. Cấp cứu không kịp thời sẽ xuất huyết nội tạng cực cấp cứu ngoại khoa.
Tai: Rất nhiều bậc cha mẹ có thói quen vặn tai khi con làm sai. Tuy nhiên, xoắn hay vặn tai của trẻ nhỏ khi dạy dỗ sẽ khiến dây thần kinh ở tai bị hư hỏng hoặc thậm chí khiến trẻ bị ngất.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet