Giai đoạn chập chững tập đi trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn vì chưa thể kiểm soát trọng tâm cơ thể. Nhìn bộ dạng của bé nhiều cha mẹ cảm thấy vui mừng và đáng yêu, thế nhưng để tạo điều kiện cho con các bậc phụ huynh nên chú ý những điều sau:
- Đảm bảo an toàn cho bé tập đi mẹ hãy tạo không gian rộng rãi, loại bỏ đồ vật cồng kềnh hoặc sắc nhọn làm bé bị thương.
- Chú ý quan sát hành động của trẻ, phát hiện sớm những bất thường để kịp thời sửa đổi.
Dưới đây là một số tư thế xấu khi trẻ tập đi mắc phải có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương của trẻ, mẹ nên chú ý để sửa cho bé
1. Bước đi giống con cua
Bước đi giống con cua là tư thế mà trẻ hay mắc trong giai đoạn tập đi. Với tư thế này, khi bé bước đi đầu luôn chúi về trước, hai chân hướng vào trong như hình dạng cái kẹp lớn.
Chú ý quan sát hành động của trẻ, phát hiện sớm những bất thường để kịp thời sửa đổi. (Ảnh minh họa)
Khi bé được 3 tuổi, tư thế này dần được thay đổi vì đôi chân đã cứng cáp hơn. Nếu còn thấy con đi tư thế như vậy mẹ hãy cho bé ngồi dạng chân khi chơi trên sàn nhà, hướng dẫn bé không ngồi vắt chéo chân.
Ngoài ra, mẹ hãy sắm cho bé đôi giày phù hợp cho bé tập dần, khoảng 1 năm là có thể sửa được tư thế đúng cho trẻ.
2. Bước đi như một chú vịt
Tư thế bước đi như một chú vịt thuộc về vấn đề sinh lý vì chân bé còn quá bằng phẳng. Trong giai đoạn tập đi, cơ chân của trẻ sẽ được rèn luyện và dần có hình lõm ở lòng bàn chân.
Phần lớn trẻ dưới 5 tuổi sẽ xuất hiện phần lõm ở bàn chân, con số chiếm khoảng 95%. Do đó, khi bé được 2 tuổi mà dáng đi vẫn lạch bạch như vịt mẹ chớ vội lo lắng.
Điều quan trọng là khi bàn chân hình thành độ lõm bé sẽ đi lại theo tư thế bình thường. Ngoài ra, để sửa tư thế đúng cho con mẹ có thể hướng dẫn bé chơi trò chơi kẹp bút bằng chân hoặc đi bằng mũi chân.
3. Bé đi như cao bồi
Thấy con có dáng đi xấu mẹ hãy sửa đổi kịp thời cho bé. (Ảnh minh họa)
Trước 2 tuổi, trẻ đi với tư thế chân dạng ra như anh chàng cao bồi quen cưỡi ngựa mẹ hãy bình tĩnh vì chưa có gì nguy hiểm. Thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để kiểm tra hoặc gặp bác sĩ điều trị vì trẻ có nguy cơ thiếu hụt canxi và vitamin cần thiết.
4. Vừa đi vừa kẹp đùi
Trẻ vừa đi vừa kẹp đùi, chân có hình chữ X nguyên nhân là do thiếu vận động, lười biếng trong quá trình rèn luyện cơ chân khiến bé lười đi hoặc không muốn đi đoạn đường ngắn.
Đối phó với tình trạng này, mẹ hãy kiên trì khích lệ bé đi nhiều hơn là được. Trên thực tế, trẻ 8 tuổi bé vẫn phải được rèn luyện những bài tập cơ mới có thể điều chỉnh lại dáng đi bình thường.
5. Luôn cúi đầu
Khi một người đi bộ, tất cả chuyển động của cơ thể bao gồm 7 loại dây thần kinh và 8 loại mạch đều đồng thời hoạt động. Nếu đi với tư thế cúi đầu sẽ khiến các dây thần kinh này không thể thư giãn tốt, cơ thể không thể nhận được nguồn cung cấp oxy cần thiết.
Ngoài ra, đi với tư thế này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cột sống và phản xạ của não khiến trẻ chậm phát triển.
Để điều chỉnh tư thế đúng cho trẻ, cha mẹ có thể hướng dẫn bé tự đứng trước gương với tư thế ngẩng đầu, thẳng lưng và bước đi nhiều lần.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet