Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ?
Có một số yếu tó quyết định con bạn sẽ cao bao nhiêu đó là:
- Giới tính
Bé trai thường có xu hướng cao hơn bé gái
- Yếu tố di truyền
Chiều cao của một người thường có yếu tố di truyền, nghĩa là hầu hết các thành viên trong một gia đình sẽ phát triển chiều cao với tốc độc tương tự như nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bố mẹ lùn sẽ không thể có một đứa trẻ cao.
Chiều cao thường mang yếu tố di truyền. (ảnh minh họa)
- Tình trạng sức khỏe
Nếu một đứa trẻ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của bé. Ví dụ trẻ mắc hội chứng Marfan – một rối loạn di truyền sẽ khiến bé cao bất thường. Các vấn đề có thể khiến trẻ lùn hơn bao gồm viêm khớp, bệnh celiac và ung thư. Ngoài ra, trẻ em dùng một số loại thuốc như corticosteroid trong thời gian dài có thể sẽ không thể phát triển chiều cao.
- Dinh dưỡng
Trẻ thừa cân thường sẽ cao hơn, trong khi trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng sẽ có thể thấp hơn. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng khi trẻ trưởng thành hơn.
Một số phương pháp dự đoán chiều cao của trẻ
Có một số công thức có thể ước tính được chiều cao của một đứa trẻ trong tương lai, tuy nhiên không phương pháp nào có thể dự đoán chính xác được. Dù vậy cha mẹ có thể dựa vào những cách này để dự đoán sơ bộ chiều cao của bé sau này.
- Dựa theo độ tuổi con
Đối với bé trai: Tăng gấp đôi chiều cao của bé khi 2 tuổi
Đối với bé gái: Tăng gấp đôi chiều cao của bé khi 18 tháng tuổi
Ví dụ: Chiều cao bé trai khi 2 tuổi là 88cm thì khi trưởng thành sẽ là 176cm. Chiều cao bé gái khi 18 tháng tuổi là 80cm thì khi trưởng thành sẽ là 160cm.
- Theo chiều cao bố mẹ
Với phương pháp này, cha mẹ có thể cộng chiều cao của bố và mẹ lại với nhau rồi chia cho 2. Sau đó, lấy con số này cộng với 6,5cm sẽ ra chiều cao bé trai và trừ đi 6,5cm sẽ ra chiều cao của bé gái trong tương lai.
Ví dụ: Bố cao 175cm, mẹ cao 160cm thì:
+ Chiều cao của bé trai khi trưởng thành sẽ là 174cm (+/- 5cm)
+ Chiều cao của bé gái khi trưởng thành sẽ là 161cm (+/- 5cm)
- Tuổi xương của trẻ
Cách đáng tin cậy nhất để dự đoán chiều cao của trẻ là dựa vào tuổi xương bằng cách làm xét nghiệm X-quang. Tuy nhiên cách làm này cần có sự can thiệp của bác sĩ chứ cha mẹ không thể tự dự đoán chiều cao tương lai của trẻ thông qua tuổi xương.
Khi nào bé sẽ ngừng phát triển chiều cao?
Các bé trai và bé gái đều sẽ trải qua giai đoạn tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ nhất ở tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì sẽ xảy ra ở các độ tuổi khác nhau ở mỗi giới. Các bé gái thường bắt đầu dậy thì ở độ tuổi 8-13. Trong thời gian này, trẻ sẽ bắt đầu phát triển ngực và có kinh nguyệt. Còn bé trai sẽ thường dậy thì trong độ tuổi từ 9-14.
Bởi vì các bé gái thường dậy thì sớm hơn nên cũng có xu hướng ngừng phát triển chiều cao ở độ tuổi trẻ hơn, thường là 16 tuổi, trong khi ở các bé trai thường sẽ tiếp tục phát triển cho tới khi 18 tuổi.
Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có tốc độc phát triển khác nhau và còn phụ thuộc vào thời điểm trẻ dậy thì. Nếu trẻ dậy thì muộn thì cũng có thể phát triển chiều cao ở tuổi muộn hơn các bạn cùng lứa tuổi.
Các bé trai và bé gái đều sẽ trải qua giai đoạn tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ nhất ở tuổi dậy thì. (ảnh minh họa)
Những yếu tố giúp bé đạt chiều cao tối đa
Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn (hiện đang làm việc tại Bệnh viện Hoàng gia Worcester - Anh) đã gợi ý bố mẹ cách giúp con phát triển chiều cao tối đa đó là:
- Duy trì bú mẹ hoàn toàn ít nhất là 6 tháng từ lúc mới sinh và kéo dài lâu nhất có thể.
- Bổ sung đủ vitamin D từ 1 tháng sau sinh.
- Bắt đầu ăn dặm, bé nên được giới thiệu đa dạng và bổ sung 2 ngày/tuần thực phẩm giàu kẽm, canxi và vitamin A,C,B. Cha mẹ nên bổ sung canxi từ thực phẩm, không nên tự ý bổ sung thuốc canxi cho bé vì thường không mang kết quả tăng chiều cao so với canxi từ thực phẩm, mà còn có nguy cơ cao các vấn đề sức khỏe. Dư canxi có thể ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng và có tác dụng ngược lại là làm các bé "lùn" hơn.
- Bé nên ăn đủ 2 ngày cá (hồi/thu/lươn/chép)/tuần để duy trì chất béo omega-3 tốt cho bé.
- Bé nên ngủ nguyên đêm. Ví dụ với bé 4 tuổi, 1 ngày nên có 9-10 tiếng/ngủ đêm và 2-3 tiếng/ngủ ngày.
- Tốt nhất là không giới thiệu chất ngọt từ đường/kẹo/bánh/socola cho bé. Nếu cho bé ăn, giới hạn 2 thanh kẹo/ngày và tuần quy định chỉ cho bé ăn 3 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều đường thì liên quan đến sự "lùn" ở các bé.
- Bé nên bơi 2 buổi/tuần và 2 buổi cách nhau 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần. Mỗi buổi không quá 60 phút. Cường độ như vậy sẽ phù hợp với phát triển xương cho bé và đủ cho thời gian kiến tạo xương mới. Các bé 1-4 tuổi, cha mẹ chơi cùng bé các trò chơi vận động não bộ và chiều cao.
Bơi lội giúp hỗ trợ bé phát triển chiều cao tối đa. (ảnh minh họa)
Những yếu tố có thể làm bé "lùn"
Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn cũng liệt kê ra một số yếu tố có thể tác động tiêu cực tới chiều cao của trẻ là:
- Ngồi máy tính/xem tivi/chơi game hơn 2.5 tiếng/lần. Tổng thời gian tiếp xúc với điện tử >4 tiếng/ngày.
- Uống quá nhiều nước ngọt. 1 lon (220ml)/ngày là quá nhiều cho bé dưới 12 tuổi. Bé dưới 12 tuổi chỉ nên tối đa 2 lon/tuần, tức là
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet