Vào mùa lạnh, tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ rất hay xảy ra. Nếu không điều trị, về lâu dài còn ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, điều trị chứng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ không hề đơn giản. Một số mẹ thường tìm đến các loại thuốc. Thuốc có thể điều trị nhanh chóng nhưng thường không dứt điểm mà lại ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ nếu như dùng quá nhiều lần và quá thường xuyên.
Nên dùng nước muối để trị chứng ngạt mũi cho trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
Vì thế, theo lời khuyên của bác sĩ, để điều trị khỏi mà lại an toàn chứng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên áp dụng các mẹo sau:
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc không khí lạnh
Nếu không có việc cần thiết thì không nên cho trẻ ra ngoài khi trời lạnh vì nó càng làm gia tăng tình trạng nghẹt mũi. Nếu ra ngoài, cần đeo khẩu trang, quàng khăn và mặc quần áo đủ ấm.
Uống nước đầy đủ
Nước là không thể thiếu đối với một đứa trẻ đang bị bệnh. Có nhiều cách để cung cấp nước cho trẻ bị ngạt mũi: có thể dùng nước lọc thông thường hoặc nước ép trái cây, nước rau hoặc ăn một món súp khi bị nghẹt mũi cũng là một giải pháp tuyệt vời.
Dùng nước muối
Theo tiến sĩ Cardiello (Health.com), không nên dùng thuốc xịt mũi hay thuốc thông mũi thông thường cho trẻ nhỏ mà thay vào đó nên dùng nước muối pha loãng.
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ từ 6-10 tuổi dùng nước muối để nhỏ có khả năng thoát khỏi chứng nghẹt mũi nhanh hơn dùng thuốc.
Bên cạnh đó, việc nhỏ nước muối cho trẻ bị ngạt mũi cũng được dùng đúng cách. Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi bên của lỗ mũi và nằm ngửa là cách tốt nhất. Sau đó, mẹ hãy dạy con nhẹ nhàng hỉ mũi để lấy chất dịch nhầy ra khỏi mũi. Đối với trẻ nhỏ hơn chưa biết hỉ mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi an toàn.
Thường xuyên lau mũi có thể khiến phần da mũi của trẻ bị ửng đỏ. Một cách để điều trị chứng này đó là dùng khăn ướt để lau mũi.
Cần tham khảo cách nhỏ nước muối vào mũi cho trẻ an toàn. Ảnh minh họa
Vệ sinh tay sạch sẽ
Trẻ nhỏ thường thích nô đùa và nghịch bẩn nên đôi bàn tay là bộ phận bị nhiễm khuẩn nhiều nhất. Các vi khuẩn gây hại có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghẹt mũi và hệ hô hấp.
Vì thế hãy chắc chắn rằng con đã rửa tay thật sạch sau khi ho hoặc hắt hơi rồi mới ăn. Thói quen này giúp con ngăn sự lây lan của dịch bệnh và luôn khỏe mạnh.
Xông hơi
Độ ẩm của hơi nước sẽ làm giảm sưng đường hô hấp có thể khiến đường thở của trẻ được mở ra. Dùng một cốc nước nóng còn bốc khói để trên bàn rồi cho trẻ hít hà hơi ẩm đó ở khoảng cách vừa phải đủ cho bé chịu được. Có thể đậy một chiếc khăn lên đầu trùm kín xung quanh cốc nước để hơi ẩm không thoát được ra ngoài.
Ngủ đủ giấc
Một cách khác để tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng biến mất đó là cho bé được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc mỗi đêm.
"Trẻ em cần ít nhất 8-12 giờ ngủ mỗi đêm, tùy thuộc vào độ tuổi của họ. Đối với những đứa trẻ bị bệnh thì cần ngủ nhiều hơn so với bình thường. Kê một chiếc gối mềm vừa phải nâng cao đầu cho trẻ dễ thở khi ngủ", tiến sĩ Cardiello nói.
Lưu ý: Cho con thăm khám bác sĩ nếu triệu chứng nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet