Trên lớp cháu cũng vậy. Cô giáo thường xuyên phàn nàn về khả năng tập trung của cháu. Xin hỏi như vậy có phải cháu bị chứng tăng động giảm chú ý không? (Hải Tiến)
Ảnh minh họa: Sharecare.com. |
Trả lời:
Qua một vài thông tin bạn chia sẻ chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận về tình trạng của trẻ. Để có thể chẩn đoán tăng động giảm chú ý cần có những bộ công cụ đánh giá chính thức được thực hiện bởi các nhà chuyên môn được đào tạo về lĩnh vực này. Bởi vậy để giải tỏa nghi ngờ bạn nên đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện lớn hay các trung tâm tâm lý uy tín. Chúng tôi không rõ bạn ở đâu để có thể tư vấn địa chỉ thăm khám gần nhất, bạn có thể tham khảo một vài địa chỉ sau:
Tại Hà Nội, bạn có thể đưa con tới: Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện tâm thần trung ương 1, Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi trung ương, Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC, Trung tâm Sao Mai...
Nếu ở phía Nam, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ như: Bệnh viện Tâm thần TP HCM, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 ở Đồng Nai, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện nhi đồng 2...
Chúng tôi cũng đưa ra một số dấu hiệu đặc trưng của chứng tăng động giảm chú ý để bạn có thể đối chiếu so sánh với tình hình của trẻ. Nếu bé nhà bạn có ít nhất 6 biểu hiện liệt kê dưới đây thì gia đình nên nhanh chóng cho trẻ đi khám để được tư vấn và hỗ trợ can thiệp kịp thời:
- Thường rời bỏ chỗ ngồi trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên.
- Tay chân ngọ nguậy, hay vặn vẹo khi ngồi.
- Thường chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp.
- Thường khó tham gia những trò chơi hoặc hoạt động giải trí chỉ cần hoạt động nhẹ nhàng.
- Luôn luôn di chuyển.
- Thường nói quá nhiều.
- Thường khó chờ đợi đến lượt mình.
- Thường hay quấy rầy hoặc làm gián đoạn người khác.
Chuyên viên tâm lý Nguyễn Thế Anh
Trường mầm non Hoàng Gia
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet