Chị Tiểu Liên (sinh sống tại Trung Quốc) có cô con gái 7 tuổi, thời gian gần đây chị phát hiện ra rằng cô bé thường xuyên bị đau bụng, tần suất ngày càng nhiều hơn và hầu như là vào cuối tuần. Nhưng điều kỳ lạ là cô bé không muốn đến bệnh viện kiểm tra.
Vợ chồng chị lo lắng con gặp vấn đề sức khỏe nên nhất quyết đưa con đến bệnh viện để kiểm tra, sau khi lấy máu và chụp phim, nhưng tất cả các chỉ số kiểm tra đều bình thường, cuối cùng, cô bé không thể giấu được nữa, nói với bác sĩ sự thật:
Thời gian ở nhà của bố mẹ rất ít, chỉ cần ở nhà là cãi nhau, chỉ khi cô bé ốm mới không cãi nhau, sẽ quan tâm và chơi với cô bé, vì không muốn bố cãi nhau nên cô bé giả vờ đau bụng.
Sau khi nghe những lời này, bác sĩ cảm thấy bất lực nói với phụ huynh rằng: "Sức khỏe của đứa trẻ không có vấn đề gì. Nó giả vờ ốm để thu hút sự chú ý. Bố mẹ cãi nhau rất có hại cho tâm lý của trẻ, nhất là khi trẻ giả vờ sinh bệnh, nếu cho trẻ uống nhầm thuốc sẽ phiền phức lớn, tôi nghĩ cả hai nên nhanh chóng ly hôn, như vậy cũng có thể giảm bớt tổn thương cho con cái."
Sau khi nghe những lời của bác sĩ, vợ chồng chị Tiểu Liên có nhiều cảm xúc lẫn lộn và cảm thấy xấu hổ vì đứa trẻ. Quả thực, mối quan hệ giữa chị và chồng đã rạn nứt ngay sau khi họ kết hôn, nhưng lúc đó cô đã mang thai và nghĩ rằng đứa trẻ không thể thiếu sự chăm sóc của bố nên chị cố gắng cứu vãn hôn nhân.
Sau khi đứa trẻ ra đời, thái độ của chồng cô trở nên tốt hơn, nhưng một năm trở lại đây, người chồng bắt đầu ít về nhà, hai người gặp nhau thì nói châm chọc, cãi vã, những lời không hay đều được đứa trẻ nghe.
Thực tế, mối quan hệ của người lớn có tác động đến con cái, nếu của bố mẹ bất hòa có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm sinh lý, việc trẻ hình thành tính cách sau này.
Khiến trẻ cảm thấy bất an nghiêm trọng
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, phần lớn các trường hợp trẻ em gặp phải các vấn đề về tâm lý đều xuất phát từ việc thường xuyên sinh hoạt và sống trong gia đình không hạnh phúc.
Trẻ nhỏ không nhận được sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc của người thân, ngược lại thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ cãi vã, mâu thuẫn, to tiếng với nhau sẽ bị tác động đến quá trình phát triển tâm lý.
Dù là trẻ sơ sinh hay trẻ ở độ tuổi dậy thì, vị thành niên nếu phải thường xuyên đối mặt với tình trạng cãi nhau của bố mẹ cũng sẽ dễ bị căng thẳng, hoảng sợ, lo lắng, bất an và rối loạn nhịp tim.
Đối với các trường hợp trẻ đang ở độ tuổi cấp tiểu học sẽ dễ cảm thấy chán nản, u buồn, tâm trạng thay đổi bất thường, nhạy cảm hơn. Ngoài ra, chất lượng học tập của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi bước vào giai đoạn dậy thì, tâm lý của trẻ vô cùng nhạy cảm, có nhiều suy nghĩ đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần, phổ biến nhất là trầm cảm. Ngoài ra, nhiều trẻ có những suy nghĩ tiêu cực, tự thực hiện các hành vi làm tổn thương bản thân.
Vì vậy, mỗi khi bố mẹ cãi nhau sẽ vô hình tăng thêm gánh nặng tâm lý cho trẻ, một khi trẻ bị sự sợ hãi và lo lắng như vậy trong thời gian dài, trẻ sẽ bất an trầm trọng.
Dù trẻ ở độ tuổi nào nếu phải thường xuyên đối mặt với tình trạng cãi nhau của bố mẹ cũng sẽ dễ bị căng thẳng, hoảng sợ, lo lắng, bất an.
Trẻ thiếu tự tin, sống khép kín, tính cách thường hướng nội hơn
Bố mẹ là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ và cũng là người có sự ảnh hưởng to lớn đối với lối sống và tính cách của trẻ nhỏ.
Khi bố mẹ cãi nhau, vì tâm trạng không tốt mà đôi khi chuyển sự tức giận sang con cái, thậm chí đánh, la mắng, về lâu dài, lòng tự tin của trẻ bị hủy hoại từng chút một, dần trở nên nhạy cảm, thiếu tự tin. Một số trẻ có thể đi đến cực đoan, trở nên cáu kỉnh, cáu kỉnh và thậm chí hung bạo, tính cách này cực kỳ bất lợi cho cuộc sống tương lai của trẻ
Một số trường hợp khi những đứa trẻ liên tục nhìn thấy cảnh bố mẹ cãi vả, mâu thuẫn, bất hòa thì trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi, e ngại và trở nên xấu hổ, thiếu tự tin.
Những đứa trẻ này sẽ không biết cách bộc lộ cảm xúc của mình ra bên ngoài. Trẻ gặp nhiều cản trở trong việc bày tỏ suy nghĩ, ý muốn và có xu hướng tránh né mọi người xung quanh.
Do sống và thường xuyên chứng kiến nhiều cảnh bất hòa nên trẻ có cảm giác rằng bản thân không may mắn, không xứng đáng có được tình thương như những bạn bè cùng trang lứa. Trẻ sẽ cảm thấy ngại ngùng và vô cùng hổ thẹn khi nhắc đến cuộc sống gia đình của mình.
Những đứa trẻ liên tục nhìn thấy cảnh bố mẹ cãi vả, mâu thuẫn, bất hòa thì trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi, e ngại và trở nên xấu hổ, thiếu tự tin.
Ảnh hưởng đến quan điểm của trẻ về tình cảm gia đình và hôn nhân sau này
Một người đàn ông ngoài 30 tuổi vẫn chưa có ý tưởng lập gia đình cho biết, hồi còn nhỏ bố mẹ anh thường xuyên cãi vã, lúc đó hễ thấy họ cãi nhau là anh chỉ muốn bỏ nhà đi ngay, bố mẹ anh ấy cãi nhau và ném đồ đạc từ khi anh ấy còn nhỏ.
Bây giờ anh ấy thậm chí không muốn về nhà bố mẹ đẻ, vì sợ nhớ lại quá khứ đau buồn đó. Vì vậy anh không muốn lập gia đình, lo lắng con cái sau này giống mình.
Có thể thấy, việc bố mẹ cãi vã sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của con cái về tình cảm gia đình, dẫn đến sự thờ ơ với tình cảm gia đình, xa lánh bố mẹ, đồng thời cũng khiến con cái sinh ra tâm lý sợ hãi và không dám tiến tới hôn nhân.
Trẻ cũng có thể có những đánh giá chưa đúng về chính mình, cho rằng bản thân vô dụng, bất tài, kém cỏi nên mới không xứng đáng có được sự yêu thương và một gia đình hạnh phúc.
Các chuyên gia khuyên rằng, tác động của gia đình đối với đứa trẻ rất sâu sắc, bố mẹ hãy quan tâm, ở bên con nhiều hơn, hạn chế cãi vã trước mặt con cái.
Việc bố mẹ cãi vã sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của con cái về tình cảm gia đình.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet