Nội dung

Người lớn được khuyên là nên ăn dầu kèm mỡ. Vậy trẻ em dưới 1 tuổi có nên cho ăn mỡ động vật? Nếu cho bé ăn dầu gấc thì một tuần nên ăn mấy lần?

                                                                                                                              Yến Nhi (Hà Nội)

Dầu, mỡ là nguồn cung cấp năng lượng và là dung môi hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A chống khô mắt, vitamin D chống còi xương. Trong dầu thực vật như dầu vừng (mè), dầu hướng dương, dầu đỗ tương có nhiều axit béo không no cần thiết. Các axit này có nhiều ưu điểm nhưng do trong cấu trúc có các liên kết kép nên trong quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian như aldehyt, peroxyt…là những chất có hại cho cơ thể. Mặt khác, trong dầu thực vật lại rất ít hoặc không có axit arachidonic là axit béo không no cần thiết có nhiều vai trò đối với sự tăng trưởng của trẻ.

 Có nên cho trẻ ăn mỡ động vật

Mỡ động vật (Ảnh minh họa).

Mỡ động vật có nhiều cholesterol nhưng với trẻ em cholesterol cũng cần thiết vì nó có nhiều vai trò đối với cơ thể trẻ (khác với người lớn tuổi cần hạn chế mỡ, giảm cholesterol vì người lớn không còn phát triển và qua quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng lâu dài trong cơ thể, cholesterol đã tăng lên trong máu và bị giữ lại ở thành mạch máu và một số tổ chức).

Mỡ động vật lại có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic. Vì vậy, trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn,...), với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1 (khác với người trưởng thành là 2:1). Nên dùng mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn, dầu cá hồi… Đặc biệt lưu ý bữa nào cũng phải cho ăn dầu/ mỡ và phải đủ lượng: Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, mỗi bữa cần cho 2,5ml dầu/mỡ, trẻ từ 8 tháng trở lên cần cho 5ml, trẻ gần 1 tuổi trở lên cần từ 7,5-10ml/bữa theo nguyên tắc một bữa dầu, một bữa mỡ.

Riêng dầu gấc chỉ nên cho ăn 1- 2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa caroten. Ngoài ra, để cho trẻ ăn ngon miệng, bạn nên lưu ý:

- Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ. Tránh những thức ăn thô, nguyên hạt khó tiêu, thấp năng lượng như gạo lứt, ngô, khoai môn, bột sắn…trong các bữa chính.

- Thay đổi các loại thức ăn và đổi món trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn và những món trẻ thích.

- Trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau ốm/bệnh, cần được bồi dưỡng bằng các thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá… giúp trẻ nhanh hồi phục và bắt kịp đà phát triển.

- Cần cho trẻ uống đủ nước sạch, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm