Một cửa hàng mới mở tại chợ Chelsea, Manhattan vào tháng 2 năm ngoái nhưng nhanh chóng nổi tiếng khắp thế giới. Cửa hàng chuyên bán các loại mì có nguồn gốc từ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Anh Tondreau, bên trái, là người gốc Hàn Quốc. Anh đã được cha mẹ người Pháp-Czechoslovak nhận nuôi khi 4 tuổi. Anh Hoàng, bên phải, là con trai của một gia đình gốc Hoa, nhập cư California.
Trong cửa hàng, người đầu bếp sẽ đứng một mình phía sau một cái quầy chật hẹp. Chưa đến trưa, nhưng cửa hàng đã đông một cách điên rồ. Anh ấy vỗ nhẹ lên miếng bột. Sau khi miếng bột hơi dẹt, anh ấy nhấc cao lên, kéo dài ra và xoay tít trên không trung. Sợi bột sẽ trở nên thật dài, thật mảnh mới được đem đi nấu. Người đầu bếp trông không khác gì vũ công thực thụ.
Hai cục bột sẽ được kéo dãn và gập đôi nhiều lần.
Mì ở đây chan nước hoặc trộn, thêm thịt cừu hoặc bò hầm được tẩm ướp kĩ càng qua đêm.
Một bát mì thịt cừu. Thịt được nêm nếm 5 loại gia vị đặc biệt của Trung Quốc - hồi, tỏi, gừng và đậu tương, và rượu Thiệu Hương được ủ lâu năm.
Lao Hu Cai - món salad đặc biệt của người Trung Quốc có rau mùi, hẹ tây và hành lá, giấm đen và dầu vừng.
Bò hầm Đài Loan. Thành phần bao gồm vỏ cam, cà chua, sữa đậu nành lên men và doubanjiang (bột đậu nành nóng), với mù tạt thêm vào cuối cùng. Trên thực đơn, món ăn được có thêm từ "la mei", có nghĩa là "cô gái cay" - dành cho người không sợ ớt.
Mì chay với món giả vịt. Từ đậu nành, các đầu bếp tạo nên một miếng "thịt vịt" vàng ruộm như được tẩm ướp mật ong.
Mì Biang Biang được liệt vào hàng phải thử khi đến Trung Quốc. Món ăn này không chỉ thu hút bởi vị ngon từ những sợi mì dai và dày làm từ bột gạo tẻ mà nó còn thu hút bởi cái tên rất “khó”. Chữ “biang” trong tên của món ăn mô phỏng âm thanh phát ra khi nhào bột kéo mì được coi là chữ viết khó nhất trong tiếng Trung, gồm gần 60 nét bút.
Bát mì Biang Biang to hơn mặt người khiến nhiều người ăn lặc lè mãi không hết
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet