Ảnh minh hoạ: Internet
Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân.
Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng. Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, hiện nay nhiều gia đình có thói quen cực kỳ nguy hại khi ăn măng.
“Nếu cứ giữ thói quen này, mọi người sẽ biến măng thành thuốc độc”, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo:
Luộc măng qua loa
Trong măng có độc tố cyanide. Độc tố này khi đi vào cơ thể dưới tác động của các enzyme của đường tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. Chính vì thế, trước khi nấu măng phải được luộc thật kỹ và rửa đi rửa lại rất nhiều lần.
Ăn măng tươi cực kỳ độc hại
Hàng ngày, nhiều bà nội trợ thường sử dụng măng tươi để xào, nấu canh, ăn kèm với bún, phở… Theo nhiều nghiên cứu, trong măng có chứa ít lipid, đường, chất béo nhưng lại chứa nhiều chất xơ. Bởi thế, chúng là thực phẩm cho những người muốn giảm cân hiệu quả.
Vì chứa nhiều chất xơ nên măng tre còn có tác dụng trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng, làm giảm cholesterol trong máu… Cùng với đặc tính chống viêm, măng tre còn giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Măng tươi ngâm dấm, ăn xổi
Nhiều người có thói quen ngâm măng với dấm và ăn xổi. Tuy vậy, do độc tố trong măng gây hại cho sức khỏe nên măng ngâm dấm chưa đủ thời gian - măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì có thể gây ngộ độc.
Những người 'cấm kỵ' không được ăn măng
Phụ nữ đang mang thai
Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.
Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.
Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.
Trẻ em
Axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Măng tươi rất giàu chất xơ. Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tráng tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Người bị bệnh thận
Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh khác ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.
Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.
Người bị bệnh gút
Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.
Trên đây là những người tuyệt đối không được ăn măng tươi dù món ăn này rất ngon. Hãy thận trọng để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
*Bài đã được đổi tít nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet