Tôi lấy vợ năm 25 tuổi. Ở cái tuổi đó là còn khá trẻ so với việc lập gia đình nhưng ở vùng quê nghèo khó chúng tôi thì đó là chuyện bình thường. Chính vì thế vợ chồng tôi quyết định chưa có con vội mà tập trung vào làm kinh tế mấy năm. Có cơ hội xin đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nên tôi xin đi ngay và vợ tôi cũng đồng ý. Trước ngày đi xa, vợ chồng động viên nhau cùng cố gắng, vợ tôi ở nhà cố thi công chức tại trạm y tế của xã còn tôi qua Nhật làm công nhân cơ khí.
Suốt 5 năm làm việc tại Nhật tôi đã vô cùng cố gắng vì công việc tuy vất vả nhưng đồng lương lại rất tốt. Tôi tích góp được chút ít kì này trở về nhà có thể vừa xây một ngôi nhà mới, vừa có vốn làm ăn để vợ không còn vất vả. Cũng trong khoảng 5 năm đó, tôi rất ít khi liên lạc về với gia đình vì cước gọi điện thoại quốc tế rất đắt đỏ, mỗi lần gọi điện cũng chỉ nói nhanh chóng vài câu rồi tắt đi. Tại nơi làm việc tôi cũng không cho sử dụng điện thoại nhiều, thành ra tôi như một người lạc hậu, không cả dùng điện thoại đời mới mà chỉ có một con "cục gạch" từ khi mang ở Việt Nam sang.
Chính vì thế khi vừa đặt chân về tới mảnh đất quê hương, tôi vô cùng bất ngờ vì không nghĩ quê mình lại phát triển nhanh đến vậy so với 5 năm trước mình mới bắt đầu đi. Vừa bước chân vào sâm nhà, tôi đã thấy bóng lưng vợ đang ngồi giặt quần áo. Hôm trước chỉ kịp báo tin cho vợ là sắp về chứ không nói kĩ ngày nào. Chính vì thế vợ tôi cũng bất ngờ vì lần trở về này của tôi.
Khi hai vợ chồng chỉ mới kịp ôm nhau trò chuyện ở sân nhà thì bỗng chốc một bé gái chừng 3 tuổi ở đâu chạy tới ôm chầm lấy cổ vợ tôi rồi gọi "mẹ ơi". Tôi sững sờ cả người vì chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì cô bé lại nói tiếp:
- Mẹ ơi, bố vừa mua váy đẹp cho con này.
Vừa nói, con bé vừa chỉ tay vào chiếc váy xinh và nhìn ra từ đầu ngõ một người đàn ông chừng 60 tuổi đang dắt chiếc xe máy đi vào nhà. Người đàn ông như không nhìn thấy tôi mà chỉ liên tục nhìn vợ tôi và cười nói:
- Nằng nặc đòi bố mua mãi, hôm nay bố đã mua rồi nhé, con không được đòi thêm gì nữa.
Còn vợ tôi cũng đáp lời:
- Đâu mẹ xem nào, ôi váy đẹp quá, con gái mẹ xinh nhất nhà luôn, bố chiều con gái quá.
Tất cả mọi người đều vui vẻ, hạnh phúc mà không hiểu cảm giác của tôi đứng đó, vừa ngạc nhiên xen lẫn khó hiểu rồi còn tức giận vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tại sao sau 5 năm đi làm về thì vợ tôi đã có con gái 3 tuổi, lại còn với một người đàn ông lạ kia nữa chứ. Họ đang diễn cảnh hạnh phúc trước mặt tôi.
Khi tôi đang định cất tiếng hỏi thì bất giác vợ tôi mới chợt nhớ ra sự xuất hiện của tôi ở đó. Cô nhìn vẻ mặt căng thẳng của tôi rồi phá lên cười. Vợ nói tất cả vào nhà đã rồi em nói chuyện cho.
Theo lời vợ kể thì hóa ra người đàn ông 60 tuổi kia là anh rể của vợ chồng tôi, tức chồng của chị gái vợ tôi. Cả hai người lấy nhau khá muộn sau khi tôi đi nước ngoài được 1 năm nên tôi không biết. Nhưng chuyện buồn là sau khi lấy nhau và có cô con gái kia thì chị vợ tôi đã qua đời vì ung thư khi con bé còn chưa kịp nhớ mặt mẹ ruột.
Thương cháu gái mất mẹ nên vợ tôi đã luôn coi đứa trẻ là con gái của mình, còn đứa trẻ thì vẫn nghĩ vợ tôi là mẹ của nó. Anh rể tôi cũng đi làm ăn xa trên thành phố, thỉnh thoảng mới về, con bé sống cùng vợ tôi luôn, gọi vợ tôi là "mẹ" và vẫn gọi bố ruột của nó là "bố". Thế nên mới có sự tình nhầm lẫn khiến tôi suýt ngất như thế kia.
Sau khi tôi trở về, vợ tôi bàn tính hai vợ chồng sẽ nhận con bé là con nuôi và thương yêu cháu như chính con ruột của mình và tôi cũng đồng ý. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng về sự thật mẹ ruột của nó đã mất thì con bé vẫn có quyền được biết để tránh không bị tổn thương khi lớn lên. Ngoài ra để cho người ngoài không dị nghị rằng vì sao con bé lại gọi "mẹ", gọi "bố" lẫn lộn như thế kia, gây hiểu nhầm. Thế nhưng vợ tôi lại không đồng ý vì cô ấy sợ làm con bé tổn thương.
Tôi chưa biết khuyên nhủ vợ thế nào?
Tâm sự từ độc giải ngocha...@gmail.com
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ nhỏ thường trải qua 5 giai đoạn tâm lý như chối bỏ sự thật, giận dữ, mặc cả, buồn rầu và cuối cùng là chấp nhận thực tế khi cha, mẹ đột ngột qua đời. Tùy vào mỗi độ tuổi mà trẻ sẽ có khả năng nhận tức về sự mất mát ở các cấp độ khác nhau.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non chưa thể hiểu rõ bố mẹ mất là như thế nào nhưng các bé có thể cảm nhận được sự thiếu hụt, sự chia cắt. Nhiều đứa trẻ sẽ khóc, sợ hãi, thay đổi thói quen, bỏ ăn... thậm chí là thu mình, không giao tiếp với người khác. Trẻ ở lứa tuổi tiểu học có thể hiểu biết hơn nhưng trẻ sẽ không chịu chấp nhận sự thật đó mà luôn tìm cách né tránh hoặc tự lừa dối chính bản thân mình.
Tuy nhiên sự thật mãi là sự thật và không thể thay đổi được. Chính vì thế người lớn không nên e ngại chuyện nói ra sự thật cho trẻ biết khiến trẻ bị dồn nén cảm xúc khi bất ngờ biết được. Cách tốt nhất là dần dần nói cho trẻ sự thiếu hụt nếu bố mẹ qua đời và đồng hành cùng con trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc.
Cách xoa dịu con tốt nhất là lắng nghe, thừa nhận cảm xúc và tôn trọng cảm xúc của trẻ. Hãy cho con thời gian tiếp nhận và đừng nóng lòng thúc ép con phải trở lại trạng thái bình thường.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet