Bún là món ăn được rất nhiều người yêu thích vì tiện lợi, dễ chế biến thành các món ăn mà món nào cũng ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, có một số nơi làm bún vì lợi nhuận, muốn các sợi bún phải trắng, dai, để lâu không thiu đã sử dụng hàn the hoặc hóa chất tẩy trắng nào đó, khiến người ăn phải sẽ không tốt cho sức khỏe.
Người tiêu dùng có thể dựa vào màu sắc, hương vị và độ bền của sợi bún để nhận biết (Ảnh: Internet)
Để nhận biết được bún có bị dùng hàn the hay không, theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Hoàng Thị Thúy Hà - Viện Dinh dưỡng Lâm cho biết “Bằng cảm quan, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết được bún sạch và bún có chứa hàn the, chất tẩy rửa”.
Tức là, người tiêu dùng có thể dựa vào màu sắc, hương vị và độ bền của sợi bún để nhận biết bún sạch, bún chứa hóa chất. Cụ thể:
Độ bền của bún
- Những sợi bún sạch sẽ hơi nát, dễ đứt gãy.
- Còn bún độc hại chứa hàn the và hóa chất sẽ dai, khó đứt gãy.
Màu sắc bún
- Bún sạch có màu trắng đục hoặc tối màu. Ngoài ra, chạm tay vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn.
- Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại có màu trắng trong, sáng và sợi bún bóng, mẩy.
Mùi vị bún
- Mùi của bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm, không quá nặng mùi và khi ăn sẽ nồng lên hương thơm của bột gạo. Bún sạch để trong thời gian dài hoặc qua ngày sẽ dễ gây chua và ôi thiu.
- Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của bột gạo. Khi cho bún vào miệng nhai, bún nhiễm hóa chất sẽ không hề kích thích tuyến nước bọt tiết ra mùi vị.
“Nhai bún nhiễm hóa chất trong miệng không hề kích thích tuyến bọt tiết ra mùi vị. Khi đưa ra ánh sáng mặt trời, sợi bún thường trắng óng ánh. Thậm chí, bún để cả ngày với nhiệt độ cao vẫn không hề có mùi chua, thiu. Những sợi bún đó, sẽ chuyển sang màu xanh và khô cứng", bác sĩ Thúy Hà nói.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet