tết đoan ngọ bắt nguồn ở Trung Quốc, nhưng về nước ta, Tết này đã được Việt hóa, trở thành Tết “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên. Theo tục lệ, vào ngày này mọi người phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Chính vì thế, hoa quả, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên là những đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có các món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương, khu vực. Thêm vào đó, nhiều gia đình còn cúng cỗ mặn để tỏ lòng thành kính dâng lên tổ tiên.
Cũng trong dịp này, nhiều chị em đã chuẩn bị đồ cúng và các mâm cỗ mặm rất đa dạng, phong phú rồi chia sẻ lên mạng xã hội. Cùng ngắm qua một vài hình ảnh tiêu biểu của các chị em nội trợ dưới đây:
Những món ăn giết sâu bọ của gia đình chị Nguyễn Ánh Hòa ở Nam Định. Chị Hòa cho biết, ngoài những món ăn sáng để giết sâu bọ này, chị còn chuẩn bị một mâm cỗ cúng tổ tiên vào buổi trưa
Mâm cỗ mặn của gia đình chị Nguyễn Ánh Hòa
Những món ăn giết sâu bọ của gia đình chị Bùi Thị Hương (Ninh Bình)
Còn đây là những món ăn để giết sâu bọ của gia đình chị Phạm Thu Hiền ở Hải Phòng. Những món này chị mất khoảng 270.000 đồng, chủ yếu là các loại hoa quả.
Là người miền Bắc nhưng lấy chồng và lập nghiệp ở Huế, nên mâm cỗ cúng tết đoan ngọ nhà chị Phan Thị Thùy Linh có sự thay đổi một chút so với thời gian chị sống ngoài Bắc. Theo chị, ở đây mọi người sẽ ăn thịt vịt, bánh tráng, chè kê như là một nét văn hóa lâu đời.
Còn chị Lê Thị Quỳnh Trang (TP HCM), dù phải đi công tác trong dịp này nhưng chị vẫn chuẩn bị một phần các món ăn để giết sâu bọ cho vơi đi nỗi nhớ nhà
Nếu như Tết Đoan Ngọ nhiều gia đình cúng đơn giản thì với gia đình chị Phan Thị Mộng Hồng (TP HCM) lại khác. Nhà chị làm tới 4 mâm cúng để tỏ lòng thành kính với tổ tiên
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet