Ông bà ta vẫn thường nói “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, vậy nên ngày Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.
Cứ đến ngày này, chị em nội trợ lại vào bếp, làm các mâm cỗ từ chay đến mặn để dâng lên tổ tiên. Những mâm cỗ sẽ tùy thuộc vào khẩu vị cũng như điều kiện của gia đình mỗi người.
Sau khi thực hiện xong, trên mạng xã hội, trong các hội nhóm nấu ăn, nhiều chị em lại thi nhau chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của gia đình mình. Mỗi mâm cơm với màu sắc, hương vị khác nhau đem lại cảm giác ấm cúng nhưng vô cùng thành kính với ông bà tổ tiên của các gia đình trong những ngày đầu năm mới.
Chị Tô Hưng Giang (Hà Nội) chia sẻ, năm nào chị cũng làm mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng. Năm nay, mâm cỗ cũng của chị kết hợp giữa các món mặn và ngọt. Ưu tiên các món xôi chè nhiều hơn.
Ví dụ như món chè trôi nước được làm từ bột nếp và nhân đậu xanh kết hợp với màu sắc từ rau củ quả tự nhiên để món chè thêm hấp dẫn. Chè trôi được nấu với nước đường gừng, món ăn mang ý nghĩa cả năm mọi việc được trôi chảy. Ngoài ra năm nay mình còn làm thêm món bánh gấc cũng mang một ý nghĩa cho đỏ cả năm. Đó là sự khác biệt so với các mâm cúng bình thường với các món truyền thống.
Để chuẩn bị mâm cơm này cho khoa học và rút ngắn thời gian nhất với những người không có nhiều thời gian và không có người phụ giúp thì một số món chị chuẩn bị từ đêm hôm trước như rau củ quả rửa sạch cho vào túi bọc kín, riêng từng loại để ngăn mát tủ lạnh hôm sau chỉ mang ra chế biến.
“Do quen với việc chuẩn bị các món ăn nên mâm cơm này mình chỉ làm khoảng 2 giờ là xong hết mọi việc. Rằm tháng riêng mình làm các món cũng cầu kì, tỉ mẩn hơn vì các cụ vẫn có câu “Tết cả năm không bằng rằm tháng riêng” và mong cho một năm mọi việc được trôi chảy hơn,tốt hơn năm cũ”, chị Hưng Giang nói.
Mâm cỗ nhiều món của gia đình chị Tô Hưng Giang
Cùng xem thêm các mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng đẹp mắt khác:
Mâm cỗ đẹp mắt gồm cả món chay và mặn của chị Lê Út Hậu (Sóc Sơn, Hà Nội)
Mâm cỗ một mình chị Vũ Thanh Hoan (Hà Nội) làm trong 2 tiếng. Gồm các món: Canh nấm hạt sen - Nem rán - Bò xào cần tỏi Bánh chưng - Cánh ngỗng hun khói - Bắp bò ngâm mắm - Khoai lang kén chiên
Mâm cỗ của chị Lê Thị Thu Hà (Hà Nội), gồm các món: Xôi đậu xanh - Gà chọi luộc lá chanh - Bao tử heo xào sa tế - Miến xào - Nộm su hào - Su su luộc chấm muối vừng
Mâm cỗ cầu kỳ và hấp dẫn không kém của chị Đào Thị Thu Hà (Biên Hòa)
Mâm cỗ chay hấp dẫn của chị Lê Quỳnh Trang (TP HCM)
Mâm cỗ cúng với nhiều món ăn cầu kỳ, đẹp mắt của chị Hằng Đỗ (Hà Nội). Để làm mâm này chị đã mất 1 ngày để chuẩn bị
Mâm cỗ của chị Lại Thị Thu Trang gồm nhiều món ăn hiện đại. - Sườn BBQ - nem hải sản - nem rán truyền thống - salad củ quả - cá rán cuốn bánh tráng - miến xào - canh măng - xôi lạc ruốc
Mâm cỗ của gia đình chị Giang Thúy Nga, Hà Nội. "Mình chuẩn bị hôm qua và sáng nay mất một tiếng trước khi đi làm là xong! Các món nem, giò, canh xương hầm măng, khoai lang kén, hành muối đã chuẩn bị sẵn rồi; sáng ra luộc gà rồi lấy nước gà đổ vào canh măng hầm xương làm sẵn; rán lại nem, xào lòng mề với súp lơ là xong", chị cho biết
Mâm cỗ cúng của chị Đào Thị Thanh Hà (Linh Đàm, Hà Nội). Chị chia sẻ, chị chỉ có 1 tiếng rưỡi để nấu các món trừ gà luộc, chị ưu tiên món nhanh gọn lẹ.
Mâm cỗ của chị Hà (Hà Nội) gồm các món: Xôi xéo nấm thịt, khoai lang tẩm vừng rắc đường, cá chép tẩm dừa chiên xù chấm sốt mayonnaise tự chế thêm, nem rán, nộm gà cải tím củ đậu, thịt heo xào xả ớt, canh gà + bầu cuốn thịt nấm.
Mâm cỗ đủ món của chị Nguyễn Thúy Anh (Hà Nội)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet