Nội dung

Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu được người Việt vô cùng coi trọng. Ông cha thường quan niệm "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng" vì thế vào ngày này, các gia đình đều làm cỗ để cúng gia tiên. Cỗ ở đây có thể là cỗ mặn hoặc chay tùy gia chủ.

Đặc biệt trong mâm cỗ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm đều diễn ra được trôi chảy.

Nguyên liệu:

- Bột nếp: 500gr

- Đậu xanh đã cà vỏ: 100gr

- Dừa tươi nạo sợi: 50gr

- Đường: 150gr

- Sữa đặc: 1 hộp

- Bí đỏ: 50gr

- Ruột gấc cả hạt: 100gr

- Bắp cải tím: 50gr (Hoặc khoai lang tím)

- Lá nếp (hay còn gọi là lá dứa theo cách gọi của người miền nam): 50gr

- Gừng tươi: 1 mẩu nhỏ cỡ ngón tay cái

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

Thực hiện:

Bước 1: Lá nếp, bắp cải tím rửa sạch, thái nhỏ, cho từng loại vào máy xay sinh tố, thêm 2 chén con nước (chén uống trà) rồi bật máy để xay nhuyễn từng loại. Sau đó lọc bỏ bã qua 1 cái rây, lấy phần nước cốt và để riêng từng loại.

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

Bắp cải tím xay ra lọc lấy nước có màu rất đẹp

Bước 2: Bí đỏ gọt bỏ vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, thái nhỏ rồi cũng cho vào máy sinh tố, thêm 2 chén nước, xay nhuyễn (không cần lọc bỏ bã).

Ruột gấc đem bóp cùng 1 thìa con rượu trắng, nặn bỏ hạt.

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

Bước 3: Đậu xanh ngâm nước vài tiếng cho nở mềm. Sau đó đãi sạch rồi cho vào nồi, đổ nước sâm sấp mặt đậu. Cho nồi đậu lên bếp, đun nhỏ lửa cho đậu chín bở và cạn hết nước.

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

Dùng thìa tán nhuyễn đậu, thêm ½ chỗ dừa nạo sợi, thêm đường và sữa đặc sao cho đủ độ ngọt theo khẩu vị. Cho đậu vào chảo chống dính, đặt chảo lên bếp, đun nhỏ lửa. Vừa đun vừa dùng đũa đảo đều cho đến khi đậu khô ráo, có thể nắm thành từng viên tròn là được).

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

Bước 4: Bớt lại khoảng 50gr bột (dùng để thêm vào từng khối bột nếu lỡ tay cho nhiều nước), chỗ bột còn lại chia làm 5 phần. Cho bột vào 5 bát tô khác nhau, thêm vào từng bát 1 thìa đường (thìa ăn cơm) và 1 thìa sữa đặc. Rưới từ từ từng loại nước màu vào từng bát, vừa rưới vừa nhào đều để thu được khối bột dẻo mịn và không còn dính tay là được.  

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

Bước 5: Véo 1 ít bột rồi vê tròn lại cỡ bằng quả táo ta, làm như thế cho đến hết các khối bột. Phần nhân đậu xanh cũng làm tương tự (nhưng vê viên tròn nhỏ hơn một chút).

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

Bước 6: Ấn dẹt viên bột, cho 1 viên nhân vào giữa rồi gói lại và lại vê tròn. Làm lần lượt cho đến hết.

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

Bước 7: Đun sôi một nồi nước, cho đường vào quấy tan, cho tiếp đến những viên bột vào. Khi thấy các viên bột nổi lên mặt nước thì rắc thêm gừng thái chỉ vào. Đun thêm khoảng 5-7 phút nữa là được.

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

Sau đó, cho chè trôi nước ngũ sắc ra bát, rắc ít dừa nào lên trên và thưởng thức nhé!

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

 Chè trôi nước ngũ sắc cho ngày rằm

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với chè trôi nước ngũ sắc!

Nguyễn Dung

Món ngon tại Bếp Eva:

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm