Hàng năm, cứ đến ngày 25 tháng Chạp âm lịch trở đi, rất nhiều gia đình lại chuẩn bị bắt tay vào gói bánh chưng. Đây cũng là dịp nhiều bạn trẻ trổ tài làm bánh, thậm chí là kinh doanh bánh. Vậy nhưng, bánh chưng quen thuộc và gần gũi là thế xong gói bánh cũng cần cả một nghệ thuật.
Nó đòi hỏi độ khó từ ở khâu chọn gạo, thịt, đỗ, đến lá dong. Sau đó là ngâm gạo, đỗ xanh, và cuối cùng là cách gói sao cho bánh vuông vức, đẹp nhất có thể. Nếu ai không thể tự gói bằng tay có thể dùng khuôn để làm bánh vuông và đều nhau.
Có lẽ, vì nghĩ bánh chưng là loại dễ làm thế nên, một bánh chàng chưa từng làm bánh đã mạnh dạn quyết định gói rồi kinh doanh. Nhưng chẳng may, bánh chưng thật sự biết cách kén người gói, cả mẻ bánh bị nát, phần gạo nếp lòi hết ra ngoài… thế là hết giấc mơ kinh doanh, khiến dân mạng khắp nơi được một phen cười vỡ bụng.
Chàng trai luộc bánh chưng bán và cái kết đắng lòng, bánh chưng bục nát hết
Ngay lập tức, dân mạng được một phen cười vỡ bụng. Nhiều người cho rằng chàng trai quá mức tự tin, chưa bao giờ làm bánh mà "dám" kinh doanh.
Ngoài ra, cũng rất nhiều người cũng đã giúp chàng trai bắt bệnh khiến bánh chưng bị nát, hỏng như vậy. Phần lớn đều cho rằng bánh gói ít lá, ít lạt, luộc quá lâu nên sản phẩm mới nát bươm.
Dân mạng "bắt bệnh" bánh bị nát giúp chàng trai
Liên hệ với chủ nhân bức ảnh - chàng trai Đ.Đ.T - cho biết, mình và người bạn thân lần đầu cùng nhau thử sức làm bánh chưng bán. Tuy nhiên, bánh gói không đủ lá, dây buộc ít, xong lại dùng dây nilon nên cả mẻ bánh bị nát bấy.
Sau nồi bánh chưng khởi nghiệp này, có lẽ chàng trai cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm làm bánh của mình.
Để có những chiếc bánh chưng dẻo ngon, xanh, rền người làm cần lưu ý khâu chọn lá dong, gạo và luộc bánh:
- Lá dong: Không phải lá dong nào cũng gói bánh ngon và đẹp. Bạn cần chọn lá dong bánh tẻ (tức là lá chưa già nhưng cũng không quá non). Lá bánh tẻ thường mềm dẻo hơn các loại lá khác.
Nên chọn lá to đều nhau, không bị rách, nát. Lá bóng và có màu xanh đậm, cuống nhỏ. Trước khi gói, bạn cần đem cọ rửa sạch lá dong, rồi chần qua nồi nước sôi thì lá dong sẽ càng dẻo, không bị giòn khi gói rồi để ráo nước.
- Gạo nếp:
Chọn loại gạo nếp ngon, hạt bóng, chắc mẩy và đều nhau. Gạo cần ngâm khoảng 10-12 tiếng trước khi gói rồi vo sạch, để ráo nước và xóc với chút muối để bánh chưng thêm đậm đà.
- Thịt:
Thịt làm cho món bánh chưng thêm thơm ngon, béo ngậy, cân bằng với phần gạo nếp bên ngoài. Vì thế, để gói bánh chưng nên chọn loại thịt ba chỉ, không nên chọn thịt nguyên nạc. Bánh chín, phần mỡ của thịt ba chỉ gần như tan vào bánh, còn phần nạc rất mềm và thơm khiến bánh ngon, dẻo vô cùng.
Thái thịt để làm bánh chưng cần thái miếng to đều, không thái miếng nhỏ. Không ướp thịt với nước mắm sẽ khiến bánh chưng không để được lâu.
- Để bánh chưng xanh:
Có hai cách để cho bánh chưng có màu xanh đẹp mắt.
Nếu muốn gạo nếp được xanh và thơm hơn, bạn có thể dùng lá nếp xay nhỏ lấy nước cốt màu xanh để ngâm gạo nếp. Gạo nếp được ngâm nước lá nếp sẽ trở nên thơm và xanh, nhìn rất hấp dẫn.
Ngoài ra, bạn còn có thể dùng lá riềng giã nhỏ lấy nước trộn với nếp ngay trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh suốt từ vỏ đến nhân và lại có một mùi thơm rất đặc biệt nữa.
- Luộc bánh:
Khi nấu bánh, dùng lá thừa chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn. Khi nấu được nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.
Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet