Nội dung

1. BÚN BÒ MỌC DỌC MÙNG

Nguyên liệu: (những nguyên liệu này các mẹ hoàn toàn có thể sơ chế trước vào buổi tối, sáng hôm sau nấu vẫn không làm giảm hương vị của các món)

- Thịt mọc: 200gr

- Thịt bò: 150gr

- Dọc mùng: vài cây vừa

- Cà chua: 1-2 quả

- Hành hoa

- Dấm bỗng hoặc các loại quả chua

- Nấm hương: 3-5 tai nấm

- Bún: vừa ăn

- Nước dùng vừa đủ.

- Gia vị, muối…

Thực hiện:

Dọc mùng tước bỏ vỏ, rửa sạch, thái vát và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó xả sạch lại với nước lạnh nhiều lần để mùng hết ngứa, với cách làm này thì mùng không cần phải vắt nước.

Nấm hương rửa sạch, ngâm nở, rồi thái nhuyễn.

Thịt bò rửa sạch, thái miếng và ướp với tỏi, gừng, chút gia vị.

Cà chua rửa sạch, thái miếng, hành hoa nhặt bỏ rễ, rửa sạch và thái nhỏ.

Trộn nấm hương với mọc cho đều, thêm 1 chút gia vị cho đậm đà.

Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành, cho cà chua vào xào và dầm nhuyễn để lấy màu, chế nước dùng vừa ăn vào nồi rồi đun sôi, sau đó thả từng viên mọc vào nồi đun chín.

Thêm dọc mùng, hành lá vào nồi nước dùng, nêm nếm gia vị, độ chua vừa miệng ăn rồi tắt bếp.

Khi ăn cho bún đã chần qua nước sôi vào bát, thêm mọc, thịt bò nhúng chín, dọc mùng, chan nước canh lên trên và thưởng thức. Chắc chắn ai cũng sẽ thích món bún mọc này.

Chán cơm cuối tuần làm ngay 5 món nước này khách đến chơi còn thi nhau xin mấy bát

2. PHỞ BÒ

Nguyên liệu:

- Xương ống bò

- Thịt bò,

- Bánh phở

- Hành, mùi, hành tây, hoa hồi, thảo quả, quế, gừng, mắm, gia vị, chanh, ớt, húng láng

Cách làm:

Bước 1: Ninh nước dùng

- Xương bò rửa sạch, cho nước vào đun sôi cho hết bọt bẩn sau đó vớt ra, tiếp tục cho nước vào đun sôi, hạ thật nhỏ lửa, hớt bọt thường xuyên. Ninh trong 4 đến 6 tiếng. Nếu muốn ăn sáng thì chị em có thể ninh nước dùng từ tối hôm trước, cất tủ lạnh, sáng hôm sau chỉ việc lấy nước dùng làm phở thôi.

- Cho gừng, hành tây, hoa hồi, quế, thảo quả đem nướng vàng.

- Sau đó thả tất cả các nguyên liệu vừa nướng vào nồi nước dùng sau khi đã ninh xương được 2 tiếng. Cho gia vị, nước mắm, xíu đường vào là xong nước dùng.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

- Thịt bò dùng dây bó chặt thả vào nồi nước dùng ninh khoảng 1,5 đến 2 giờ sau đó vớt ra để nguội. Cho thịt bò vào tủ lạnh, khi nào chuẩn bị ăn thì đem ra thái lát mỏng.  

- Hành lá, rau mùi, rau húng láng thái nhỏ. Phần đầu trắng của hành lá chẻ nhỏ.

Bước 3: Thưởng thức

- Chần bánh phở rồi cho vào bát, thêm thịt bò đã thái nhỏ vào.

- Rắc hành lá, rau thơm, chan nước dùng đang đun sôi rồi ngồi thưởng thức thôi. Phở bò rất ngon khi ăn cùng dấm tỏi, tương ớt tự làm, chanh...

Nếu thích ăn bò tài thì có thể chần tái thịt bò đã thái mỏng vào nước dùng, sau đó thịt bò lên bát phở, chan nước dùng lên.

Chán cơm cuối tuần làm ngay 5 món nước này khách đến chơi còn thi nhau xin mấy bát

3. BÚN RIÊU CUA

Nguyên liệu:

- 500 gram cua đồng

- 1 kg bún

- 3 bìa đậu

- 200 g giò sống

- Rau rút (nếu thích)

- 3-4 quả cà chua

- Giấm bỗng, khế chua

- 1 chút mắm tôm - Hành tím, hành lá, rau mùi

- Rau sống: hoa chuối, xà lách, kinh giới, húng

- Hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn

Cách nấu bún riêu cua ngon:

- Cua đồng mang về thêm chút muối xóc mạnh rửa sạch rồi tách mai cua, lấy gạch, phần còn lại đem giã hoặc xay.

- Nếu thích nước cua đặc thì khi giã thêm chút xíu muối, giã cua và lọc lấy nước sẽ ngon hơn khi xay.

- Lọc 2-3 lần lấy nước cua vừa đủ ăn rồi thêm 1 thìa bột canh khuấy nhẹ đặt lên bếp đun lửa vừa đến khi phần nước cua đóng tảng rồi vớt gạch cua ra để riêng.

- Đậu hũ cắt miếng nhỏ vừa ăn, cho vào chảo rán vàng.

- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau

- Khế chưa rửa sạch, thái mỏng.

- Rau rút, rau thơm các loại nhặt sạch rửa và ngâm vào nước có pha chút muối loãng.

- Bắc chảo lên bếp, phi hành tím thái nhỏ lên, đến khi hành có màu vàng ươm thì đổ gạch cua vào, đảo nhanh tay rồi tắt bếp, đổ gạch cua vào một bát để riêng.

- Sau đó cho cà chua vào xào sơ. Nếu thích màu nước dùng đẹp bạn có thể thêm 1 thìa bột nghệ.

- Sau khi xào cà chua xong thì đổ vào nồi nước dùng cua, thêm chút giấm bỗng, 1 chút mắm tôm, gia vị vừa miệng rồi đun nhỏ lửa. Tiếp đến viên giò sống thả vào sau đó là đậu phụ.

Thưởng thức:

- Xếp bún đã chần vào bát, bày 5-6 miếng đậu phụ rán giò sống, thịt cua, hành lá, rau mùi thái nhỏ vào 1 góc, rồi từ từ rưới nước dùng cua lên bát bún, cùng ăn với rau sống, thưởng thức khi còn nóng!

Chán cơm cuối tuần làm ngay 5 món nước này khách đến chơi còn thi nhau xin mấy bát

4. PHỞ GÀ

Nguyên liệu:

- Gà ta, xương đuôi, cổ gà, bánh phở, hành tây, hành lá, gừng, rau thơm, lá chanh, bánh phở

Cách làm:

- Thịt gà đem rửa sạch, dùng muối xát xung quanh thân và bên trong bụng gà, xả lại với nước cho sạch hoàn toàn.

- Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh vào, luộc cho đến khi gà chín tới. Không luộc chín quá gà bị nhừ không ngon. Gà chín, vớt ra để nguội, lọc lấy thịt, rồi thái miếng vừa ăn.

- Nướng hành tây, hành khô, gừng cho thơm.

- Nấu nước dùng: Xương đuôi  heo, cổ gà rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước ninh nhỏ lửa để nước dùng trong. 

- Ninh đến khi xương mềm thì cho nước luộc gà, hành tây, gừng, hành khô đã nướng vào. Tùy khẩu vị bạn hãy điều chỉnh gia vị như mắm, đường để được nồi nước dùng có vị vừa miệng.

- Lá chanh thái sợi, rau thơm rửa sạch, hành lá thái nhỏ, phần trắng hành lá để nguyên hoặc chẻ nhỏ.

- Bánh phở đem chần nóng rồi chia ra các bát. Sau đó xếp thịt gà đã thái lên trên, rắc lá chanh, hành lá thái nhỏ, thêm phần trắng hành lá chần tái, rồi chan nước dùng. Khi ăn, thưởng thức kèm rau thơm, tương ớt, giấm tỏi nếu thích! Phở gà tự nấu tuy không cầu kỳ nhưng hương vị vô cùng thơm ngon, thanh khiết, đặc biệt nhiệt thịt chẳng hàng quán nào bằng!

Chán cơm cuối tuần làm ngay 5 món nước này khách đến chơi còn thi nhau xin mấy bát

5. BÚN ỐC

Nguyên liệu:

- Ốc mít, xương đuôi lợn, bún, tía tô, hành, rau sống, cà chua, giấm bỗng, ớt chưng, mắm tôm.

- Ăn kèm: đậu phụ rán, giò tai (nếu thích)

Cách nấu bún ốc vừa ngon lại đơn giản:

Ốc mít mang về rửa sạch rồi ngâm với nước gạo trong 2 tiếng cho ốc nhả sạch bùn nhớt. Để ốc nhả nhanh hơn bạn nên cắt thêm vào quả ớt vào làm ốc cay nhả bùn nhớt nhanh hơn. Sau đó vớt ốc ra, rửa sạch lại. 

Cho ốc vào nồi cùng xíu muối, không cần cho nước vì khi đun ốc sẽ ra nước. Đun sôi khoảng 5-7 phút tùy theo lượng ốc nhiều hay ít.

Dùng xiên tre khêu lấy thịt ốc rồi để riêng. Nhiều người thích phi thơm hành rồi cho ốc vào đảo cho thơm, nói chung tùy ý. Nước luộc ốc để riêng.

Xương lợn rửa sạch, cho xương vào nồi, đun sôi, vớt bọt rồi cho xương ra, rửa lại với nước ấm cho sạch.

Cho xương vào, thêm nước, đun sôi rồi hạ lửa, hầm liu riu cho đến khi xương nhừ. 

Hành, tía tô, rau sống rửa sạch, cà chua bổ múi cau. Ớt bột ngâm xíu nước rồi cho vào chảo chưng cùng chút dầu ăn. Cà chua cho đảo qua xíu dầu, cho nước luộc ốc, nước ninh xương, giấm bỗng, gia vị, đường vào. Nếm cho vừa khẩu vị là xong nồi nước dùng.

Thưởng thức

Cho bún vào bát, cho hành lá, tía tô, ốc, ớt chưng, mắm tôm, đậu phụ, giò tai lên rồi chan nước dùng. Giờ thì ngồi thưởng thức cùng với rau sống thái nhỏ.

Chán cơm cuối tuần làm ngay 5 món nước này khách đến chơi còn thi nhau xin mấy bát

Chúc các bạn thành công!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm