Nấu ăn tại nhà chắc chắn vẫn đảm bảo hơn rất nhiều so với việc cả nhà thường xuyên ăn cơm quán xá. Thế nhưng các bà nội trợ hãy từ bỏ những thói quen nấu nướng không tốt này để bảo vệ trọn vẹn cho sức khỏe gia đình mình nhé!
Nấu ăn không bật máy hút mùi
Những loại dầu chiên xào luôn chứa một vài chất độc hại, nếu hít phải khói bếp có thể gây hại cho da và hệ hô hấp. Đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh hô hấp còn có thể có các triệu chứng như buồn nôn và khó chịu ở mũi, họng. Bên cạnh đó, khói dầu là một nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi cao.
Chính vì vậy các bà nội trợ hãy nhớ mở máy hút mùi trước và cả sau khi nấu ăn khoảng 10 phút để đảm bảo khói được hút ra hết. Nếu nhà nào không có máy hút mùi thì nên mở cửa cho thông thoáng bếp khi nấu ăn là được.
Tái sử dụng dầu thừa
Nhiều người thường quen chiên rán lại dầu mỡ đã qua sử dụng nhằm mục đích tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, điều này vô tình gây hại không nhỏ tới sức khỏe gia đình của bạn.
Khi dầu bị đun sôi nhiều lần, thành phần hóa học trong dầu thay đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn như vitamin A, E và một số dưỡng chất bị biến mất. Đồng thời, gây ra những chất độc như: aldehyde, benzopyrene có khả năng gây ung thư cho cơ thể.
Hơn thế, những chất độc còn tăng gấp đôi tỷ lệ bệnh về buồng trứng và dạ con ở người phụ nữ. Vì vậy, tránh sử dụng lại những loại dầu đã qua chế biến. Đây là cách bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho gia đình của bạn.
Rã đông thực phẩm không đúng cách
Công việc bận rộn khiến các bà nội trợ thường để những thực phẩm như cá, thịt,… và những đồ ăn trong tủ đông vào ngay lò vi sóng để rã đông đồ ăn một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên rã đông không đúng cách sẽ gây ra các nguy hại như: tế bào đông lạnh sau rã đông sẽ vỡ ra và trở thành môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Từ đó dễ gây ra tiêu chảy, ngộ độc hoặc thậm chí chất độc tích tụ có thể dẫn đễn ung thư. Nếu bạn trực tiếp rã đông thực phẩm vào dầu nóng hay lò vi sóng,… ở nhiệt độ không phù hợp sẽ tạo điều kiện cho chất propanal – một chất ung thư mạnh tác động trực tiếp đến các tế bào cơ thể.
Nấu quá lâu, hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần
Trong bất kỳ cách chế biến nào, bất kỳ món ăn nào, nếu nấu quá lâu, hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần trước khi ăn, sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất. Chất carbohydrates kết hợp với chất béo có thể sản sinh ra chất gây ung thư.
Nêm nếm quá nhiều muối
Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, việc áp dụng chế độ ăn nhiều muối trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch đồng thời dễ dẫn tới đột quỵ.
WHO cũng khuyến cáo rằng, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gram muối/ngày (tương đương một thìa cà phê). Người Việt có thói quen ăn mặn nên sử dụng nhiều muối trong việc chế biến cũng như dùng trực tiếp. Việc này làm tăng nguy cơ suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày. Mọi người cần hạn chế sử dụng nhiều muối tập thói quen ăn thanh đạm để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Sai lầm khi rửa rau củ quả
Nhiều người thường có thói quen ngâm rau với nước muối để loại bỏ thuốc trừ sâu nhưng đây là thói quen sai lầm dễ gây phản tác dụng. Nước muối chỉ có tác dụng khử khuẩn và không thể làm sạch thuốc trừ sâu bám trên thực vật. Vì vậy, nếu rửa rau không đúng cách, chỉ ngâm nước muối thì rất tai hại.
Theo các chuyên gia, để rửa rau củ quả cần phân loại chúng thành từng loại riêng như lá, quả, củ và hoa vì mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, vi khuẩn và chất độc khác nhau. Sau đó cách tốt nhất là rửa nhiều lần với nước sạch trước, rồi rửa từng nắm nhỏ dưới vòi nước chảy nhiều lần.
Đối với rau ăn sống, trước khi ngâm nước kiềm mạnh, bạn cần ngâm trong nước axit mạnh (pH 2.5) trong khoảng 30 giây để khử trùng diệt khuẩn.
Để sôi dầu mỡ mới cho đồ ăn vào
Khi nấu ăn nhiều người có thói quen cho dầu vào nồi và chờ đến khi dầu sôi, thậm chí bốc khói lên mới thả thức ăn vào xào nấu. Đây là một thói quen cực kỳ có hại, bởi khi nhiệt độ dầu quá cao sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng của thực phẩm. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho một số chất gây ung thư sinh sôi, chẳng hạn như aldehyde.
Chính vì vậy, thay vì chờ dầu thật nóng mới cho đồ ăn vào thì hãy canh sao cho dầu vừa sôi và thả thực phẩm vào ngay là tốt nhất. Bạn có thể thử thả đầu đũa vào để kiểm tra độ sôi của dầu, nếu thấy sủi bọt lăn tăn là độ sôi vừa đủ.
Sử dụng nồi chảo cũ để chế biến món ăn khác
Trong những dịp lễ tết, nhu cầu nấu nướng tăng cao nên các chị em thường tái sử dụng nồi chảo cũ đã nấu món trước để chuẩn bị tiếp món khác. Thế nhưng đây lại là một thói quen nấu ăn cực kỳ tai hại mà ai trong số chúng ta có lẽ đều đã từng mắc phải rất nhiều lần.
Theo các chuyên gia, sau khi chế biến các món ăn thì lượng dầu mỡ cùng thực phẩm còn thừa sẽ sót lại trên chảo. Lúc này nếu không được làm sạch mà vẫn tiếp tục đun lại, lượng mỡ thừa cùng thức ăn bám dính sẽ bị nấu cháy và biến thành các chất có hại như benzopyren gây hại cho sức khỏe của bạn. Thế nên đừng tiếc vài phút rửa sạch nồi chảo nhé.
Trữ thịt quá lâu trong tủ lạnh
Để tiết kiệm thời gian đi chợ rất nhiều bà nội trợ có thói quen tích trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn trong thời gian dài. Điều này không chỉ làm thịt mấy đi độ ngon tự nhiên mà còn gây biến chất, rất có hại cho cơ thể. Nếu không có thời gian đi chợ, buộc phải mua nhiều để dùng dần thì cũng chỉ nên tích trữ không quá 1 tuần trong ngăn đá mà thôi.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet