Nội dung

Không ngừng chia sẻ “kho” kiến thức vô cùng phong phú và đa dạng từ cho con ăn, dạy con đến chăm sóc khi con ốm, trang cá nhân của Mẹ Ong Bông đang trở thành một địa chỉ tin cậy được nhiều bậc phụ huynh tìm đến.

Với các ông bố, bà mẹ Việt có con nhỏ, cái tên Mẹ Ong Bông đã trở nên vô cùng quen thuộc. Mẹ Ong Bông tên thật là Liên Hương, đồng tác giả cuốn sách “Nuôi con không phải là cuộc chiến”.

 Cách xử lý khi con bị viêm mũi dị ứng của mẹ ong bông

Gia đình nhỏ hạnh phúc của Mẹ Ong Bông.

Chị Liên Hương có một cô công chúa 3 tuổi rưỡi, tên thường gọi ở nhà là bé Sâu. Kể từ khi có Sâu, Mẹ Ong Bông bắt đầu hành trình tìm tòi những kiến thức hữu ích nhất trong việc nuôi dạy trẻ. Khi thấy những kiến thức ấy quả thực giúp ích cho con mình, chị đã chia sẻ với các ông bố, bà mẹ khác qua Facebook cá nhân. Nhờ những lời khuyên thiết thực và hữu ích, Facebook của chị nhanh chóng trở thành địa chỉ đáng tin cậy của những phụ huynh đang tìm kiếm cách nuôi dạy con tốt nhất. Hiện Facebook của Mẹ Ong Bông có khoảng 5000 người theo dõi và tương tác cùng chị.

Mẹ Ong Bông cho hay, chị thích đọc sách, hơn nữa Sâu cũng là em bé hơi “khó tính” nên buộc chị phải tìm hiểu những kiến thức đa dạng để áp dụng trong việc nuôi con và chăm sóc con. Ví dụ như khi Sâu bị viêm mũi dị ứng, lần đầu tiên con ốm chị cũng rất hốt hoảng, đi hỏi hết người này người kia, sau đó lại lên mạng đọc hết trang này đến trang nọ, rồi đúc rút cái gì được nhiều người tin tưởng và có căn cứ khoa học nhất thì áp dụng cho con.

 Cách xử lý khi con bị viêm mũi dị ứng của mẹ ong bông

Sâu hào hứng khi chụp ảnh 'tự sướng' cùng mẹ.

Dần dần thì từ những kiến thức đó và kinh nghiệm của chính bản thân mà Mẹ Ong Bông cũng tích lũy được một chút kiến thức nho nhỏ cho mình trong việc nuôi dạy con cái. Mới đây, bà mẹ thông thái này đã chia sẻ lại với Deca kinh nghiệm thực tế của bản thân về cách xử lý khi con bị viêm mũi dị ứng.

Mẹo hay giúp con bị viêm mũi dị ứng cảm thấy dễ chịu hơn của Mẹ Ong Bông

Khi bị viêm mũi dị ứng thường Sâu sẽ có dấu hiệu hơi quấy một chút, hắt hơi nhiều và tè đêm vào ngày thứ nhất. Đến ngày thứ 2 thì bé sẽ chảy nước mũi trong và hắt hơi nhiều, mắt hơi sưng và có nhiều nhử mắt sau đó khoảng 3-5 ngày thì bé sẽ chảy mũi xanh hoặc vàng kèm theo ho.

Qua tìm hiểu nhiều nguồn thông tin khác nhau, Mẹ Ong Bông phát hiện ra rằng, trẻ bị viêm mũi dị ứng đa phần là vì có cơ địa dị ứng. Có trẻ dị ứng thời tiết thì thường bị viêm mũi dị ứng vào thời điểm giao mùa. Có trẻ dị ứng quanh năm thì là do trẻ dị ứng với rất nhiều các tác nhân lạ như bụi, phấn hoa, lông chó mèo…

 Cách xử lý khi con bị viêm mũi dị ứng của mẹ ong bông

Hai mẹ con trong một chuyến đi du lịch.

Khi con bị viêm mũi dị ứng, Mẹ Ong Bông luôn luôn sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé. Khi bé dưới 1 tuổi, chị kiên trì hút rửa mũi cho bé bằng sterimar, rửa mũi thường xuyên và sạch sẽ khô thoáng. Sau khi bé trên một tuổi, chị rửa mũi cho bé bằng xi lanh theo hướng dẫn của các bác sĩ ở Việt Pháp và Vinmec.

“Nếu bé bị ngạt mũi, mình thường đặt một chiếc khăn có thấm tinh dầu tràm ở gần mũi của con, đặt bé nằm nghiêng và gối cao đầu hoặc có thể xông tinh dầu tràm ở trong phòng cho bé (chú ý cần mở cửa để lưu thông không khí). Nếu làm cách này vẫn không hiệu quả, và bé ngạt mũi không thở được khó chịu không thể ngủ thì mình hút rửa sạch mũi cho con và nhỏ otrivin, tuy vậy mình cũng rất hạn chế sử dụng loại thuốc này”, Mẹ Ong Bông cho hay.

Nếu bé ho thì chị sẽ hấp lá hẹ với đường phèn cho bé ăn khi bé dưới 1 tuổi. Khi bé trên 1 tuổi chị cho bé uống chanh đào ngâm mật ong ấm 3 lần một ngày, mỗi lần 3-4 thìa cà phê. Nếu thấy Sâu ho quá nhiều đờm, mẹ Sâu áp dụng thêm cả phương pháp vỗ đờm đã được bác sĩ hưỡng dẫn.

Ngoài ra trong quá trình bé bị ốm, chị cho bé uống thật nhiều nước, vì nước có chức năng thải độc.

“Quan trọng nhất là kiên trì hút rửa mũi sạch sẽ cho bé. Mình không sử dụng kháng sinh bừa bãi, chỉ sử dụng khi bé có dấu hiệu sốt, chụp XQ thấy có biểu hiện viêm phổi hoặc viêm phế quản, và xét nghiệm thấy chỉ số nhiễm trùng tăng cao. Khi dùng kháng sinh cho con mình tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ”, Mẹ Ong Bông chia sẻ thêm.

Tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng tránh viêm mũi dị ứng

Mẹ Ong Bông coi chế độ dinh dưỡng của trẻ là cách để phòng bệnh chứ không phải là đợi đến lúc bé ốm mới cần ăn gì để bé nhanh hồi phục. Do đó, chế độ dinh dưỡng của Sâu lúc ốm cũng như lúc khỏe luôn luôn được chị chú trọng như nhau. Chị cố gắng cho bé ăn thực phẩm sạch, càng tự nhiên càng tốt và tạo một chế độ dinh dưỡng cân bằng lành mạnh cho bé.

 Cách xử lý khi con bị viêm mũi dị ứng của mẹ ong bông

Mẹ Ong Bông thường cho Sâu chơi các trò chơi vận động nhiều để tăng sức đề kháng

Nhờ được mẹ chăm sóc đúng cách, hiện giờ Sâu đã ít bị viêm mũi hơn ngày xưa, đặc biệt là từ khi bé đón sinh nhật 3 tuổi. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ Sâu tái phát bệnh viêm mũi dị ứng, Mẹ Ong Bông vẫn đặc biệt chú trọng đến việc tăng sức đề kháng cho con. Chị cho biết, khi sức đề kháng của trẻ tốt thì trẻ có thể vẫn bị viêm mũi dị ứng nhưng quá trình lành bệnh sẽ nhanh hơn và sẽ giảm nguy cơ bị bội nhiễm.

Mẹ có thể tăng cường khả năng miễn dịch cho con bằng cách cho bé bú mẹ đến 24 tháng tuổi, khi bé đã ăn dặm thì cho bé ăn với chế độ cân bằng lành mạnh nhiều rau củ quả, tránh việc cho bé ăn lệch ăn nhiều muối, đường, ăn các thực phẩm độc hại và bẩn.

Nên cho bé luyện tập thể dục thể thao, vận động nhiều. Chú ý vệ sinh nhà cửa, thân thể cho bé. Cho bé sinh hoạt với nếp sinh hoạt điều độ, đi ngủ sớm cũng là một cách để hỗ trợ hệ miễn dịch. Việc không lạm dụng thuốc kháng sinh, dùng thuốc đúng cách cũng là một cách giúp bé phòng tránh bệnh việm mũi dị ứng bởi vì có nhiều bé vì phải uống kháng sinh quá nhiều nên hệ miễn dịch càng yếu đi, kết quả là lần sau lại vẫn bị phụ thuộc vào thuốc.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm