Nội dung

Đậu phụ là món ăn bình dân, thanh mát, dễ thưởng thức trong mùa hè. Tuy nhiên, món ăn giản dị này đang khiến nhiều gia đình phân vân khi đưa vào thực đơn mỗi ngày với lý do “sợ nhiễm thạch cao”. Vậy làm thế nào để phân biệt rõ đậu phụ “sạch” và đậu phụ “thạch cao”?

Lợi nhuận từ “đậu phụ thạch cao”

Tìm hiểu từ một số người có kinh nghiệm làm đậu lâu năm được biết, để làm đậu phụ không cần phải dùng đến thạch cao, chỉ cần ít giấm nuôi hoặc chính nước chua của lần làm đậu phụ trước (sau khi lấy phần đậu nành kết tủa để ép thành đậu phụ, sẽ còn phần nước, giữ lại nước này để trong khoảng 4 - 7 ngày sẽ có được nước có vị chua nhẹ).

Theo cách này, 1 kg đậu nành thường chỉ làm được khoảng 800g đậu phụ, người bán sẽ không thể có lãi cao. Do vậy, một số nơi thường cho thêm bột năng và một số phụ gia vào, thường gặp nhất là thạch cao xây dựng.

 Cách phân biệt đậu phụ sạch và đậu phụ thạch cao

Nhiều người "tẩy chay" đậu phụ vì sợ đậu nhiễm thạch cao

Theo PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thạch cao có tên khoa học là Cacbonat canxi. Đây là một chất phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế cho phép sử dụng vào mục đích kết dính thực phẩm. Tuy nhiên khi sử dụng loại phụ gia này phải tuân theo một số quy định nghiêm ngặt là thạch cao phải đảm bảo độ tinh khiết. Người sử dụng phải đăng ký với các cơ quan chức năng được kiểm tra giám sát về hàm lượng và chất lượng thạch cao khi đưa vào chế biến thực phẩm.

Hiện nay nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm, đặc biệt là sản xuất đậu phụ đã sử dụng theo cách “chui” kiếm lời và thu lợi nhuận trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả lâu dài cho người tiêu dùng. Điều này khiến cho không ít các bà nội trợ hoang mang, lo lắng.

Cách phân biệt đậu phụ chứa thạch cao và đậu phụ sạch

Tiến sĩ Lâm Văn Mân - Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Chuyển giao công nghệ cho biết, thông thường đậu phụ làm theo kiểu truyền thống, để tạo sự kết tủa, ép cho đậu thành khuôn thì có thể sử dụng giấm chua hoặc sử dụng chính bản thân đậu phụ đem ủ chua. Với cách này, lượng đậu phụ kết tủa rất ít. Trong khi đó, nếu cho thạch cao vào nồi nấu đậu thì váng đậu sẽ nổi lên nhanh hơn, lượng váng đậu thu về có thể tăng hơn gấp đôi.

Đậu phụ  ngon, sạch

- Một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại.

- Đậu phụ an toàn sẽ có mùi thơm, vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng.

Đậu phụ pha thạch cao

- Vị: Đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, cầm nặng tay.

- Màu sắc: Đậu phụ có thạch cao màu thường vàng hơn, càng vàng thì càng nhiều thạch cao và độ cứng, độ chắc nhiều hơn rất nhiều đậu phụ tươi bình thường.

 Cách phân biệt đậu phụ sạch và đậu phụ thạch cao

Tiến sĩ Lâm Văn Mân - Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Chuyển giao công nghệ (bên trái)

Cách bảo quản đậu phụ

Về cách bảo quản đậu phụ, Tiến sĩ Mân cho biết:

Đậu phụ khi bảo quản ở nhiệt độ bình thường thì nên dùng trong ngày, nếu mua về bảo quản ở tủ lạnh có thể để dành 2-3 ngày. Những miếng đậu đã chiên khô sẽ không còn giá trị dinh dưỡng nhiều. Đậu phụ rất dễ bị nhiễm khuẩn, nếu quá trình chế biến và bảo quản của người bán không đảm bảo như không được vệ sinh kỹ, sử dụng đậu đã có mùi chua, đậu cũ đem chiên lại. Nếu sử dụng thạch cao còn lẫn nhiều tạp chất cho thực phẩm sẽ gây bệnh tùy theo loại kim loại nhiễm phải, chẳng hạn như nhiễm chì sẽ gây ngộ độc chì.

Nếu ăn phải đậu phụ có thạch cao thì chắc chắn không có dinh dưỡng tốt như đậu phụ bình thường, ngược lại nó còn gây thêm các tác dụng phụ, chất đó sẽ lắng đọng trong thành ruột, trong thận, điều này sẽ không tốt cho cơ thể.

Để tránh mua phải đậu phụ chứa thạch cao, bạn không nên mua đậu phụ rán sẵn ngoài chợ vì khó phân biệt được đậu chứa thạch cao hay không.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm