Nhắc tới các món nhậu ngon cho cánh mày râu thì không thể bỏ qua chân gà sả tắc. Phần chân gà được sơ chế cẩn thận nên rất trắng và giòn ngon, đem chấm cùng nước sốt chua cay là “số dzách”. Đặc biệt, cách làm chân gà sả tắc cũng không quá khó nên chị em nào cũng có thể vào bếp trổ tài.
Để hoàn thành món chân gà sả tắc bạn cần chuẩn bị trong:
- Sơ chế nguyên liệu: 30 phút
- : 25 phút
- Tổng thời gian: 55 phút
Chân gà ngâm sả tắc cho gia đình 5 người thưởng thức bạn cần có:
- Chân gà: 1kg
- Lá chanh: 10 - 15 lá
- Sả: 10 cây
- Tắc (quất): 20 quả
- Tỏi khô: 1 - 2 củ
- Ớt: 15 quả
- Gừng tươi: 1 củ
- Hành tím: 2 củ
- Đường trắng: 2 bát con
- Nước mắm: 2 bát con
- Muối: 3 thìa
- Mì chính: ⅓ thìa
- Hạt tiêu xay: ½ thìa
- Tương ớt: ½ thìa
- Nước lọc: 2.5 bát con
- Rượu trắng
- Giấm ăn
Bạn có thể lựa chọn mua chân gà tại các cửa hàng bán thịt gà, siêu thị. Tuy nhiên, dù là mua ở đâu thì bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Màu da chân gà tươi:
Có màu trắng hồng tự nhiên, không quá mập hay căng phồng. Ngoài ra, nếu thấy trên chân có những u cục, máu tụ hay nốt tật thì tuyệt đối không mua vì đây là chân của những con gà bị bệnh.
Chú ý, nếu thấy da chân gà căng, không có nếp nhăn, kích thước các chân đều tăm tắp thì cũng cần tránh.
- Khớp chân:
Chân gà tươi ngon 4 ngón chân sẽ cong hướng vào bên trong. Ngược lại, nếu thấy ngón chân xòe rộng ra, khớp cứng thì đây là chân gà đã bị ngâm trong nước trước khi bày bán.
Ngoài 2 điểm trên, bạn cũng nên sờ vào chân gà để kiểm tra. Nếu thấy chân bị nhớt, lớp da bùng nhùng hoặc có dấu hiệu chảy tuột thì đó là chân gà đông lạnh hoặc được lấy từ những con gà bị bệnh.
Chân gà mua về bóc bỏ các lớp vàng bẩn rửa sạch rồi cho vào bát lớn. Thêm vào đây 50g muối hạt, 1 chén rượu trắng sau đó dùng tay chà xát để loại bỏ toàn bộ cặn bẩn cùng mùi hôi còn sót lại.
Sau khi bóp chân gà với muối và rượu xong thì bạn đem đi rửa lại thật sạch với nước. Cho vào bát chân gà 200ml giấm gạo. Rửa thêm một lần nữa với giấm sẽ giúp chân gà sạch và không bị hôi tanh.
Cuối cùng, rửa lại với nước và để ra rổ cho ráo.
- Đặt chân gà úp xuống sao cho mu bàn chân gà nằm ở phía bên trên.
- Dùng tay bẻ ngược mu bàn chân rồi dùng dao rạch 1 đường sao cho khớp nối giữa xương cẳng chân và bàn chân rời ra.
- Rạch tiếp 1 đường dọc vuông góc với đường rạch trước để tạo thành một hình chữ T.
- Đưa dao hướng từ mu bàn chân của gà lên tới hết phần khớp cẳng chân. Ở bước này, bạn cần rạch sâu như thế da và gân của chân gà sẽ rời ra. Sau đó dùng tay lấy phần xương ống ra.
- Làm tương tự với các ngón chân. Bạn chỉ cần rạch 1 đường từ mu bàn chân đến các đầu ngón chân sau đó lấy xương ra là được.
>> Xem thêm: Cách rút xương chân gà đơn giản ai cũng làm được
Đối với các nguyên liệu đi kèm như tắc, sả, ớt, lá chanh thì bạn đem rửa thật sạch, để cho ráo nước là được.
- Phần tắc bạn lấy 10 quả cắt làm đôi rồi vắt lấy nước. Nhớ bỏ hạt để không bị đắng. 5 quả còn lại thì bạn thái khoanh tròn và loại bỏ phần đầu và cuối quả để không bị đắng và dùng để trang trí.
- Lá chanh thái chỉ, càng mỏng càng tốt.
- 8 cây sả thái mỏng, nên thái vát như ớt khi thành phẩm trông sẽ đẹp hơn. 2 cây còn lại bạn đập dập, cắt khúc.
- Gừng tươi thái lát.
- Tỏi, hành khô bóc vỏ rồi thái mỏng.
- Ớt thái vát
-
Bắc 1 nồi nước lên bếp rồi lần lượt cho 1 thìa cà phê muối, 2 cây sả đã đập dập, cắt khúc, 2 lát gừng tươi, 2 củ hành, rượu trắng vào đun sôi.
-
Nước sôi, bạn thêm chân gà vào luộc chừng 5 phút thì vớt ra. Lưu ý, để chân gà giòn ngon, màu đẹp thì sau khi vớt ra bạn nên cho chúng ngay vào bát nước đá lạnh.
-
Ngâm chân gà chừng 15 phút với nước lạnh thì vớt ra cho ráo nước.
-
Dù áp dụng cách làm chân gà sả tắc nào thì nước trộn cũng vô cùng quan trọng. Hỗn hợp trộn chân gà gồm có: 1 bát nước mắm + 1.5 bát đường + 2.5 bát nước lọc.
-
Khuấy đều cho gia vị tan ra rồi đổ vào nồi, bật bếp đun sôi. Trong quá trình đun, bạn sẽ thấy bọt nâu nổi lên trên bề mặt. Hãy dùng thìa hớt sạch đi để nước trộn trong và đẹp mắt nhé.
-
Đun sôi nước trộn, bạn tắt bếp và để ra ngoài cho nguội. Lúc chuẩn bị trộn chân gà, hãy cho ½ bát nước cốt tắc vào và khuấy đều cho tan.
-
Lần lượt bỏ vào đây sả, tỏi, ớt, lá chanh, hành khô.
Cho chân gà đã luộc chín, tắc thái miếng vào 1 bát lớn sau đó trút phần nước trộn đã pha ở bước 2 vào.
Sau khi hoàn thành các bước trong cách làm chân gà sả tắc, bạn cho chân gà vào 1 chiếc hũ có nắp đậy rồi đậy kín sau đó bỏ vào ngăn mát của tủ lạnh.
-
Phần nước chấm chân gà sả tắc cực kỳ quan trọng. Bạn có thể pha theo công thức sau: 2 thìa muối + 1 thìa đường + ⅓ thìa mì chính + ½ thìa hạt tiêu xay + 2 quả ớt tươi. Đem giã/xay nhuyễn toàn bộ phần nguyên liệu này.
-
Khi sắp ăn, bạn vắt 2 thìa nước cốt tắc cùng ½ thìa tương ớt. Dùng đũa khuấy đều lên là hoàn thành.
Sau 12 tiếng ngâm sả tắc, bạn có thể lấy chân gà ra thưởng thức rồi. Chân gà có màu đẹp mắt. Khi ăn cảm nhận được độ giòn ngon, đậm mùi thơm của sả, lá chanh, tắc, chút cay cay của ớt vô cùng hấp dẫn.
Đừng quên chấm với nước sốt thần sầu phía trên, đảm bảo ai ăn cũng không ngớt lời khen.
- Nguyên nhân chính khiến chân gà bị đắng chính là do bạn thêm tắc (quất) vào sai thời điểm. Hãy đợi tới khi phần nước mắm ngâm chân gà thật nguội rồi mới cho tắc vào như thế nước ngâm vừa thơm lại không sợ bị đắng.
Nếu chân gà ngâm bị đắng, bạn có thể thêm 1 ít nước hoặc dấm vào để giảm độ đắng. Ngoài ra, có thể chiên hoặc trộn với những loại rau khác sẽ dễ ăn hơn.
Để chân gà ngâm không bị nhớt, sau khi luộc xong bạn nên ngâm ngay trong nước đá lạnh. Như thế da gà vừa săn, hết nhờn lại cho cảm giác giòn khi thưởng thức.
Không nên cho quá nhiều lá chanh vào món ăn. Bởi lượng lá chanh nhiều tuy thơm nhưng vô tình khiến cho lá chanh bị đắng.
Với cách làm chân gà sả tắc này bạn có thể để được tối đa là 2 tuần trong ngăn mát tủ lạnh và 2-3 ngày ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên, để đảm bảo độ ngon của món ăn thì bạn nên dùng trong vòng 1 - 3 ngày chế biến.
- Lọ đựng chân gà
Nên dùng lọ thủy tinh để đựng chân gà. Trước khi sử dụng, bạn nên rửa bình thật sạch, khử trùng bằng nước nóng sau đó dùng khăn mềm lau khô.
Tuyệt đối không để bình bị dính nước bởi như thế dễ khiến món chân gà bị nổi váng, thời gian bảo quản không được lâu.
- Nước ngâm
Khi đun xong nước ngâm chân gà bạn cần để thật nguội rồi mới đem trộn. Ngoài ra, phải đảm bảo nước ngâm ngập mặt chân gà như thế sẽ bảo quản được trong thời gian lâu hơn.
- Nhiệt độ
Cho lọ chân gà ngâm sả tắc vào trong ngăn mát của tủ lạnh. Nhiệt độ lý tưởng là từ 2 - 5 độ C. Tránh để ở nhiệt độ phòng chân gà nhanh hỏng, lại không được giòn ngon.
- Sử dụng
Khi lấy chân gà ra ăn, bạn cần dùng đũa khô, sạch. Tránh mở nắp bình quá lâu. Khi lấy xong phải đậy ngay lại như thế chân gà sẽ để được lâu hơn.
Lượng calo có trong 1 đĩa chân gà ngâm sả tắc là 1370 kcal và nhiều chất béo. Mỗi người nên sử dụng 1 lượng chân gà vừa phải trong ngày để không bị tăng cân.
Món ăn ngon này nếu được chế biến, bảo quản đúng cách và thì việc ăn chân gà sả tắc không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Với bà bầu hoàn toàn có thể ăn được món ăn này với lượng vừa phải do trong chế biến có nhiều đồ cay nóng có thể không tốt.
Trên đây là cách làm chân gà sả tắc siêu ngon, giòn giòn không bị đắng nhớt dù để lâu. Tham khảo thêm các công thức món ngon từ chân gà được Bếp Eva chia sẻ mỗi ngày nhé.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet