Nội dung

“Con mình phát triển thế đã đạt chuẩn chưa?” là mối bận tâm hàng đầu của tất cả các bà mẹ. Không một mẹ nào sinh con ra mà không muốn con lớn lên khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Nên cho con ăn gì, uống gì để có chiều cao lý tưởng, vẫn tăng cân đều mà không bị béo phì, bên cạnh đó làm sao để con thông minh tuyệt đỉnh và hàng trăm vấn đề đau đầu nhức óc khác liên quan đến thiên thần nhỏ của mình.

Chủ đề về chiều cao, cân nặng của trẻ là một trong những chủ đề hấp dẫn và cuốn hút đông đảo sự tham gia bàn luận của hàng trăm bà mẹ khắp nơi trên các diễn đàn nuôi dạy con. Những con số tưởng như đơn giản nhưng lại chứa đựng trong đó là sức khỏe của trẻ, sự khéo chăm con của mẹ và cả thước đo để các chị em so sánh với nhau. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó. Với những cuộc nghiên cứu gần đây nhất các chuyên gia trẻ em đã tiết lộ những bí mật vô cùng thú vị về những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ theo từng thời kỳ.

Yếu tố di truyền

Khi sinh ra chiều dài, kích thước của trẻ phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền. Em bé được sinh lần đầu thường chiều dài sẽ bé hơn so với em bé sinh lần tiếp theo vì tử cung của mẹ trong lần sinh đầu nhỏ hơn và chật hơn so với những lần sau này. Bé trai lớn hơn bé gái và các em bé sinh đôi thì có tỉ lệ chiều cao và cân nặng thấp hơn so với các em bé sinh một.

Do vậy, mẹ cũng đừng quá buồn khi thấy con gái mình mới sinh lại có chiều dài không bằng con trai nhà hàng xóm mà lo sợ bé sẽ “chân ngắn”.

Bài liên quan: 

Cân nặng của người mẹ

Trọng lượng của mẹ cũng đóng vai trò hình thành cân nặng của trẻ. Theo nghiên cứu, những bà mẹ tăng cân nhanh trong thời gian mang bầu sẽ có xu hướng sinh ra những đứa trẻ khi nuôi sau này sẽ tăng cân đều đặn. Ngược lại những bà mẹ có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều cà phê hay cố tình ăn uống thiếu thốn trong thời gian mang bầu sẽ sinh ra những em bé có khả năng tăng cân rất chậm sau này.

Đọc biểu đổ cũng cần chọn cho đúng

Từ trước năm 2002 biểu đồ tăng trưởng của trẻ nhỏ được các bác sỹ sử dụng dựa hoàn toàn trên chỉ tiêu và các thông số của các em bé da trắng. Cho đến khi các cuộc nghiên cứu nhận thấy trẻ em bú sữa mẹ thường có xu hướng nhỏ con hơn thì biểu đồ tăng trưởng hiện nay đã được bổ sung thêm các yếu tố về dân tộc hay đặc điểm trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Ngoài ra trong biểu đồ theo dõi cũng được cập nhật thêm nhiều thông số để phát hiện sớm tình trạng trẻ béo phì hay thiếu cân, suy dinh dưỡng.

Do đó, khi muốn xem biểu đổ cân nặng và chiều cao của trẻ, mẹ cũng cần chọn đúng biểu đồ phù hợp với người châu Á, với bé bú mẹ hay ăn sữa ngoài để có được sự so sánh hợp lý nhất.

Cách khai thác triệt để số đo của con
Bảng tham khảo chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0-5 tuổi theo chuẩn của WHO năm 2010

Những yếu tố ảnh hưởng trong ba năm đầu tiên

Trong hai năm đầu đời sau sinh, sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào độ kết hợp của hai yếu tố: kích thước sau khi sinh và khả năng phát triển sau này. Có những em bé khi sinh ra nhẹ cân nhưng độ phát triển trong hai năm tiếp theo lại nhanh hơn và nhiều hơn những em bé khi sinh ra rất nặng nhưng sau này lại tăng cân chậm. Như kinh nghiệm của một bà mẹ trẻ chia sẻ trên diễn đàn: “Kem nhà em khi mới sinh thì chiều dài hơn hẳn các bạn cùng tháng. Bác sĩ còn nói đùa bé nhà em thể nào sau cũng làm người mẫu. Tuy nhiên nếu dựa vào chiều cao của bố nó và em thì em không nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Quả nhiên đến năm 3 tuổi sự phát triển về chiều cao của Kem dần chậm lại”. 

Giai đoạn 0-3 tuổi là giai đoạn trẻ có sự phát triển vượt bậc cả về chiều cao và cân nặng. Điều này lý giải vì sao trong thời gian này, các bé thường tăng cân rất nhanh, bé nào cũng mũm mĩm đáng yêu nhưng càng về sau lại càng dài người ra. Mỗi em bé lại có một khoảng thời gian phát triển nhanh nhất khác nhau.

Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra được lý do cụ thể vì sao trẻ nhỏ lại lớn bứt phá trong một thời kỳ nhất định nhưng đã có một sự theo dõi thú vị của các bác sỹ và nhận ra rằng trẻ lớn nhanh đặc biệt vào mùa hè và giảm dần vào mùa thu.

Có một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng chính đến sự phát triển của trẻ là hormone tăng trưởng của con người, đặc biệt phát triển khi trẻ ngủ về đêm. Do vậy trẻ càng ngủ nhiều lại càng có xu hướng lớn nhanh.

70% trẻ được phát hiện mất cân bằng trong sự phát triển đều được phát hiện bởi chính những người làm cha mẹ dựa trên các dấu hiệu bất ổn của trẻ. Do đó theo dõi con và quan tâm đến con trong từng thời kỳ là trách nhiệm hàng đầu của bố mẹ. 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm