Có rất nhiều bé dù ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân. Để khắc phục được tình trạng này ba mẹ cần phải thay đổi thói quen ăn uống, lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng như tìm ra nguyên nhân trực tiếp khiến bé chậm tăng cân. Sau đây là những cách giúp bé tăng cân, đặc biệt dành riêng cho những trẻ ăn hoài không lớn.
1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân
Một số trẻ có tạng người thon thả tự nhiên nên dù ăn nhiều cũng sẽ không béo như các bạn cùng lứa. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tìm hiểu kĩ xem có nguyên nhân đặc biệt nào khiến con chậm tăng cân không.
Đa phần trẻ em đều khá lười ăn. Ảnh minh họa.
Trẻ em thường khá lười ăn. Tuy nhiên, nếu bé vẫn ăn uống đầy đủ mà không béo thì có thể do bị ốm hoặc có vấn đề về tâm lý. Một số vấn đề về hormone hoặc tiểu đường có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cân chậm.
Bé cũng có thể không hứng thú với việc ăn uống khi bị rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng thực phẩm. Một số loại thuốc cũng có thể làm giảm sự thèm ăn nên mẹ cần kiểm tra các loại thuốc con đang dùng.
Ngoài ra chạy nhảy nhiều cũng có thể khiến bé tiêu tốn calo nhiều hơn.
2. Khám sức khỏe định kỳ
Mẹ nên cho con khám sức khỏe định kỳ để bảo đảm sức khỏe cho bé. Nếu bé bị dị ứng thực phẩm, rối loạn tiêu hóa hoặc các loại bệnh khác khiến sụt cân thì bác sỹ sẽ giúp chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Mặc dù các vấn đề trên có thể cải thiện bằng những thay đổi trong sinh hoạt và ăn uống của bé ở nhà. Nhưng lời khuyên của một chuyên gia y tế luôn luôn có ích với quá trình phát triển của bé.
3. Trẻ sơ sinh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt
Đối với trẻ sơ sinh, sự phát triển cân nặng sẽ khác với trẻ lớn vì vậy cần có sự theo dõi và chăm sóc kĩ lưõng hơn. Thường các bé chậm tăng cân do chất lượng của sữa mẹ, kỹ thuật cho bú sai và các vấn đề về đường ruột.
Bác sĩ sẽ cho lời khuyên tốt nhất đối với chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa.
Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Bác sĩ sẽ cho những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng tốt nhất cũng như có những xét nghiệm cần thiết.
Các biện pháp khắc phục sẽ khác nhau tùy theo tình hình cụ thể từng bé. Chủ yếu bao gồm bổ sung sữa công thức nếu mẹ không có đủ sữa, cho bé ăn nhiều hơn, cho bú bất cứ khi nào bé đói, thay đổi nhãn hiệu sữa.
4. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Cho bé ăn thường xuyên hơn
Với trẻ thiếu cân mẹ cần cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Trẻ em có dạ dày nhỏ hơn người lớn nên mỗi bữa bé sẽ chỉ ăn được một ít. Vì vậy không nên chỉ cho bé ăn 3 bữa như người trưởng thành.
- Trẻ em cần ăn 5-6 bữa một ngày, kèm theo hoa quả, thức ăn nhẹ.
- Bất cứ khi nào con đói mẹ hãy cho con ăn thêm.
Tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn
Mẹ hãy dạy cho con hiểu rằng ăn uống là một việc vô cùng quan trọng và thú vị. Nếu bé cảm thấy giờ ăn nhàm chán hoặc hay bị phạt khi ăn thì bé sẽ không hứng thú và muốn ăn nhiều. Trong khi ăn cơm, mẹ hãy tắt tivi đi để bé có thể ăn uống tập trung và ngon miệng.
Làm tấm gương tốt cho con
Trẻ em học hỏi bằng cách quan sát những người xung quanh. Nếu mẹ thường xuyên ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây, rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt thì bé cũng sẽ bắt chước theo. Vì vậy hãy giữ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cho bản thân để bé học theo.
Khuyến khích con tập thể dục
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh thì việc tập thể dục, thể thao cũng là cách giúp bé tăng cân khỏe mạnh. Khi tập thể dục đều đặn dù ăn nhiều thì cơ thể của con cũng không bị mỡ tích tụ.
Tập thể dục thường xuyên là cách giúp bé tăng cân. Ảnh minh họa.
Tập thể dục sẽ kích thích sự thèm ăn vì vậy hãy khuyến khích bé chạy nhảy, chơi đùa trước bữa ăn. Như vậy bé sẽ tiêu hao nhiều năng lượng và có thể ăn được nhiều hơn.
Lựa chọn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
- Loại bỏ các thực phẩm không lành mạnh: Bánh ngọt, bánh quy, sô đa và thức ăn nhanh có thể khiến bé tăng cân nhưng sẽ đem lại nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường và bệnh tim. Các loại thực phẩm giàu calo nhưng lại kém dinh dưỡng như đồ uống có đường cũng không phải lựa chọn tốt cho việc tăng cân khỏe mạnh. Mẹ nên cho con các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng vì chúng cung cấp đủ cho con các loại khoáng chất cũng như vitamin thiết yếu.
- Đa dạng chế độ dinh dưỡng: Thực đơn phong phú không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn khiến cho bữa ăn trở nên thú vị hơn. Nếu suốt ngày ăn một món bé sẽ cảm thấy nhàm chán và không muốn ăn.
Đa dạng chế độ dinh dưỡng giúp cung cấp khoáng chất và vitamin cho bé. Ảnh minh họa.
Chế độ ăn giàu năng lượng, có hàm lượng dinh dưỡng cao để tăng cân ở trẻ em bao gồm tinh bột (mì ống, bánh mì, ngũ cốc), 5 phần trái cây, rau quả mỗi ngày, (thịt, cá, trứng, đậu); và các sản phẩm từ sữa (sữa, phó mát,...).
Tất cả trẻ em dưới 2 tuổi nên ăn các sản phẩm làm từ sữa có chất béo.
Mặc dù chất xơ khá quan trọng nhưng mẹ cũng không nên cho con ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt vì sẽ khiến bé no lâu, không muốn ăn các loại thực phẩm khác.
- Cho bé ăn chất béo lành mạnh: Mọi người thường nghĩ chất béo không tốt cho sức khỏe nhưng sự thực không phải vậy. Nhiều chất béo từ thực vật là những thành phần rất cần thiết cho sự phát triển của con. Mẹ nên dùng các loại dầu hạt lanh, dầu dừa, dầu oliu khi nấu ăn. Ngoài ra cho bé ăn thêm các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, và quả bơ cũng giúp bổ sung chất béo có lợi.
- Lựa chọn đồ ăn vặt thông minh: Trẻ cần ăn nhẹ thường xuyên nhưng cũng giống như bữa ăn chính, mẹ cần chọn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như quả hạch, táo, pho mát, sữa chua...
Uống nước đúng cách
Nước rất quan trọng với bé nhưng nếu uống nước trước bữa ăn sẽ khiến con bị đầy bụng không ăn được nhiều. Các loại nước như soda không có giá trị dinh dưỡng. Các loại nước ép trái cây nhiều đường cũng không tốt cho răng và sức khỏe của con nếu uống quá nhiều.
Uống sữa nguyên chất, sữa chua hoặc các loại sữa giúp tăng cân cũng là cách giúp bé tăng cân tốt, mẹ nên lưu ý.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet