Nội dung

Chính vì vậy, tự nhổ răng tại nhà không tiết kiệm được bao nhiêu tiền bạc và thời gian nhưng lại có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tuổi nào thay răng sữa?

Răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật đặc biệt. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng, thân răng sữa phía trên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn theo quy luật sau:

Thứ tự thay răng sữa độ tuổi bé thay răng:

Răng cửa giữa 5 - 7 tuổi.

Răng cửa bên 7 - 8 tuổi.

Răng hàm sữa thứ nhất 9 - 10 tuổi.

Răng nanh sữa 10 - 11 tuổi.

Răng hàm sữa thứ hai 11 - 12 tuổi.

Răng sữa khi đến tuổi thay mà vẫn không lung lay hay rụng đi thì cần phải có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 - 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.

Vì sao không nên tự nhổ răng sữa cho trẻ

Khám và kiểm tra răng sữa cho trẻ tại Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt - Đại học Y Hà Nội

Cách phân biệt răng sữa lung lay và các bệnh lý khác

Răng sữa lung lay sinh lý thì thường phù hợp với lứa tuổi trẻ thường thay răng, sự lung lay sẽ bắt đầu tăng dần chứ không bất ngờ gây đau, cản trở ăn nhai của trẻ, trẻ có thể cảm nhận từ từ. Còn các trường hợp khác nếu răng lung lay thì bao giờ răng cũng kèm theo bệnh lý liên quan trực tiếp đến răng hoặc vùng quanh răng, có khối sưng nề, lỗ rò mủ, răng tổn thương vỡ lớn thân răng, có thể chỉ còn chân răng. Lung lay thay đổi đột ngột, gây cản trở cho trẻ ăn uống, có cảm giác đau khi chạm vào hay ăn nhai ở vùng răng đấy.

Những nguy cơ và biến chứng hay gặp

Trẻ nhổ răng tại nhà có những nguy cơ như: không nhổ hết toàn bộ răng, chảy máu tại vùng nhổ răng kéo dài, nhiễm trùng do không sát khuẩn dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch trước khi nhổ răng, nuốt phải chiếc răng vừa nhổ do thao tác nhổ không phù hợp, trẻ bị “đau” và “ám ảnh”, sợ việc khám chữa răng sau này.

Ngoài ra thời điểm trẻ thay răng sữa cũng là lúc các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, nếu trẻ được đưa tới phòng khám để nhổ răng thì bác sĩ có thể đồng thời thăm khám việc mọc lên của những răng vĩnh viễn (mọc có đúng trình tự không, có đủ chỗ trên xương hàm cho răng phát triển không, những răng mới mọc có dấu hiệu bệnh lý gì không, có bất thường hay không…). Nếu trẻ tự nhổ răng sữa tại nhà thì bố mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm.

Những trường hợp nào tuyệt đối không được tự ý nhổ răng tại nhà?

Những trẻ có bệnh toàn thân (như đái tháo đường týp 1) nếu tự ý nhổ răng tại nhà sẽ không kiểm soát được khả năng cầm máu sau khi nhổ răng, có nguy cơ nhiễm trùng cao. Những trẻ mang bệnh tim mạch có nguy cơ viêm nội tâm mạc, các bệnh về máu, bệnh gan thận, thấp khớp hay truyền nhiễm… thì việc nhổ răng phải có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa nhi, tim mạch, răng hàm mặt… phải tuân thủ phác đồ khánh sinh nghiêm ngặt trước và sau khi nhổ răng.

Bác sĩ trước khi nhổ răng cũng phải khai thác kỹ lưỡng tiền sử của trẻ, bệnh sử nha khoa và bệnh lý toàn thân để có phương pháp nhổ răng phù hợp cho từng trường hợp riêng biệt. Trẻ đang sốt cao, đang có viêm lợi cấp... thì không nhổ răng cho đến khi hết các triệu chứng toàn thân và tại chỗ.

Khuyến cáo của các bác sĩ để cho trẻ có hàm răng đẹp

Việc khám răng định kỳ chính là cách để theo dõi quá trình mọc răng, thay răng, sự phát triển của xương hàm ở trẻ giúp cho nha sĩ và gia đình có thể kiểm soát sớm được những dấu hiệu bất thường, sửa chữa đơn giản và hạn chế những rối loạn thay mọc răng ở trẻ cho đến khi trưởng thành. Hãy đưa trẻ đến nha sĩ để được khám răng 6 tháng 1 lần để có hàm răng chắc khỏe.

>> Xem thêm:

Tại sao nha sĩ khuyên cất giữ răng sữa của trẻ để khi cần có thể cứu mạng con?

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Vì sao bé 1 tháng tuổi hay vặn mình?

Dấu hiệu vặn mình ở trẻ 1 tháng tuổi Trẻ sơ sinh thường hay vặn mình, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Việc vặn mình ở trẻ sơ sinh thực chất chỉ là hành động giúp cho các cơ bắp...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm