hăm tã là hiện tượng viêm da do kích ứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 0 đến 24 tháng. Tuy nhiên, hăm da ở trẻ có thể tồn tại mà mẹ không thể phát hiện do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý.
Làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh. |
Làn da của bé, đặc biệt là trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi, mỏng gấp 5 lần so với người lớn, khả năng chống lại vi khuẩn cũng như các chất độc hại trong môi trường vẫn còn kém. Nhiều nguyên nhân gây hăm tã như da bé liên tục cọ xát với chất liệu tã thô ráp khiến da bị trầy xước; bị dị ứng với chất tạo màu, tạo mùi mẹ sử dụng; tiêu chảy kéo dài… Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất chính là bố mẹ vô tình để cho làn bé tiếp xúc lâu với các enzyme trong phân và nước tiểu khi không thay tã thường xuyên. Môi trường nhân tạo bên trong tã vốn đã không thuận lợi cho làn da bé. Sự ẩm ướt từ chất thải khiến môi trường này gây kích ứng cho bề mặt da, cuối cùng dẫn đến chứng hăm tã.
Để phòng chống hăm tã hiệu quả, bạn nên chủ động tạo một lớp màng bảo vệ để ngăn cách da bé khỏi các tác nhân kích ứng từ phân và nước tiểu. Để thực hiện điều này, bố mẹ nên bôi một lớp thuốc chống hăm cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ nên chọn kỹ sản phẩm theo một số lưu ý dưới đây:
Thuốc chống hăm dạng kem, dạng lotion và dạng nước: đây là thuốc có dạng bào chế dầu trong nước. Đặc điểm của dạng bào chế này là dễ tan trong nước nên sẽ tan theo nước tiểu của bé. Ngoài ra, do tỷ lệ nước là chủ yếu nên vi khuẩn rất dễ thâm nhập vào thuốc. Để bảo quản tốt cho thuốc ở dạng bào chế này, nhà sản xuất thường phải bổ sung thêm các chất bảo quản hay một số tá dược có tiềm năng gây kích thích, dị ứng hay gây độc mà lại không có tác dụng chữa trị hăm tã.
Bảo vệ và nâng niu làn da bé yêu mỗi ngày. |
Thuốc chống hăm dạng bột: tiêu biểu là phấn rôm. Nghiên cứu cho thấy, các phân tử phấn rời rạc không tạo thành lớp màng bảo vệ, tạo khoảng trống cho các enzym trong chất thải xâm nhập vào da bé. Ngoài ra trong các loại phấn rôm còn chứa chất tạo mùi, dễ gây kích ứng da bé.
Thuốc chống hăm dạng hồ: có dạng bào chế nước trong dầu nhưng tỷ lệ dầu quá cao khiến cho dung dịch đặc sệt, khó khăn thoa lên da bé và phải mạnh tay khi chùi rửa, gây trầy xước, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
Thuốc chống hăm dạng mỡ: có dạng bào chế nước trong dầu nhưng ở một tỷ lệ thích hợp, rất khó tan trong nước giúp thuốc mỡ lưu lại lâu trên da, tạo thành một lớp màng ngăn cách hiệu quả, vừa ngăn chặn không cho các vi khuẩn thâm nhập tiếp xúc với da.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, trưởng khoa Dịch vụ I, Bệnh viện Nhi đồng II cho biết: ‘‘Thuốc chống hăm dạng mỡ được ưu tiên sử dụng hơn vì có khả năng tạo lớp màng bảo vệ da bé khỏi tác nhân gây kích ứng hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm rất lành tính do không chứa chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản. Bố mẹ có thể sử dụng thuốc mỡ hàng ngày để phòng ngừa cho bé".
Bên cạnh việc lựa chọn thuốc bôi dạng mỡ, các bậc cha mẹ cũng nên dùng các chế phẩm có chứa lanolin và dexpathenol . Đây là bộ đôi đặc hiệu, Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên) được ví như “bức tường thành” tạo màng ngăn cách bảo vệ da bé trước những kích ứng từ phân hay nước tiểu. Đồng thời hoạt chất Dexpanthenol (tiền vitamin B5) lại có khả năng tác động sâu, điều trị các sang thương da từ bên trong, nhẹ nhàng dưỡng ẩm, giúp da bé mau lành hơn. Đây là bộ đôi đặc hiệu với cơ chế tác động kép vừa ngăn chặn vừa chữa lành hăm tã, có hiệu quả tốt.
Văn Hữu
Để cập nhật những kiến thức và phương pháp giúp làn da của con luôn mịn màng, khô thoáng và an toàn, cha mẹ có thể tham khảo fanpage Hơi thở cho làn da bé tại đây. Thuốc Bepanthen trị hăm tã ở trẻ. |
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet