Nội dung

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em, cúm A và cúm B đều là những bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp, qua những giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc.

Cách chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà đơn giản nhất

Cúm A và cúm B đều là những bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp. (Ảnh minh họa)

Thông thường, bệnh cúm A có diễn biến nhẹ và có thể hồi phục trong vòng 2 - 7 nhưng đối với trẻ em có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc suy giảm miễn dịch...có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi hoặc dễ bị biến chứng, thậm chí là tử vong.

Cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà

Trong trường hợp trẻ bị cúm A, cha mẹ cần chú ý đến những điều sau:

Theo dõi nhiệt độ cơ thể

Đây là điều cơ bản đầu tiên mà phụ huynh cần phải thực hiện, không nên để trẻ bị sốt cao trong thời gian dài không hạ. Nhiệt kế nên được giữ tại nách trẻ ít nhất trong khoảng 3 phút để đo kết quả chính xác. Lúc này, nhiệt kế tuyệt đối không dùng chung với trẻ khác hoặc người khác.

Thực hiện hạ sốt cho trẻ

- Nới rộng quần áo cho trẻ, mặc quần áo thoải mái nhất cho trẻ, không nên mặc quần áo quá chật, chất liệu quá khó chịu.

- Chườm ấm tại các vùng trán, nách, bẹn. Cách xác định nhiệt độ nước chườm là nhúng cùi chỏ của người lớn vào trong chậu nước, thấy ấm là được. Lưu ý: Cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, tránh tình trạng kháng thuốc kháng sinh tràn lan cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà đơn giản nhất

Thực hiện hạ sốt cho trẻ là rất cần thiết giúp trẻ không bị sốt cao. (Ảnh minh họa)

Thực hiện vệ sinh đường hô hấp cho trẻ

- Vệ sinh miệng bằng cách sử dụng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi vừa dùng xong.

- Dùng nước muối sinh lệ để vệ sinh mắt mũi cho trẻ, cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý.

- Thường xuyên vệ sinh tay trẻ sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch (bao gồm cả vệ sinh bàn tay của người chăm sóc và bàn tay trẻ). Tránh tối đa việc trẻ cho tay lên mũi, mắt, miệng.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

- Cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, đầy đủ các nhóm chất, thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, dễ nuối: cháo, sữa, hoa quả và uống thêm nhiều nước.

- Tăng cường cữ bú cho trẻ nếu trẻ còn bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Thực hiện phòng chống lây nhiễm

- Phụ huynh nên tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió để tránh nhiễm lạnh.

- Hạn chế cho trẻ bị bệnh tiếp xúc với trẻ lành, hướng dẫn che miệng và mũi khi trẻ ho, hắt hơi, tốt nhất là dùng khăn vải hoặc khăn giấy.

- Mang khẩu trang khi chăm sóc trẻ bị bệnh.

- Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên tiêm vắc xin cúm cho trẻ hàng năm. Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả để phòng cúm.

Cách chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà đơn giản nhất

Trẻ bị cúm A nên hạn chế tiếp xúc với những nơi đông người. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị cúm A thì nên uống thuốc gì?

Thông thường, việc điều trị cúm cho trẻ chủ yếu là điều trị theo triệu chứng: hạ sốt, bổ sung thêm nước, điện giải, tăng cường hệ miễn dịch. Một số trường hợp trẻ bị cúm có biến chứng cần phải được theo dõi tại bệnh viện, cơ sở y tế và sự chăm sóc của nhân viên y tế.

Vì thế, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần phải theo dõi sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Như đã nói, thông thường, bác sĩ sẽ khuyên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cũng như bổ sung thêm các loại nước điện giải, vitamin C để bù nước, tăng cường đề kháng. Tùy vào theo từng thể trạng của trẻ mà bác sĩ cũng có thể kê thêm các loại thuốc khác.

Khi nào cần phải đưa trẻ bị cúm A đến bệnh viện?

Nếu trẻ bị cúm A và có một trong các triệu chứng như:

- Cảm thấy khó thở, cảm thấy đau hoặc đè ép lồng ngực.

- Có dấu hiệu mất nước như không đi tiểu, chóng mặt khi đứng.

- Trẻ da tái xanh, lơ mơ, bứt rứt nhiều.

- Nôn liên tục hoặc không thể uống đủ nước.

- Sốt kèm nổi ban.

- Không không có nước mắt (đối với trẻ sơ sinh).

- Đánh thức trẻ không dễ dàng.

- Trẻ mắc các bệnh mãn tính, có nguy cơ biến chứng cao như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch,...

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm