Trên sao Hỏa, những hiện tượng xói mòn, sạt lở của địa chất vẫn diễn ra thường xuyên dù nơi đây có bầu khí quyển rất mỏng manh. Khi xảy ra, những hiện tượng địa chất này thường để lộ những gì ẩn bên dưới bề mặt sao Hỏa, từ đá, băng khô, và cả… nước đá.
Một vụ lở đất trên sao Hỏa, khi lớp băng khô trên triền dốc đổ xuống thung lũng bên dưới.Trong một nghiên cứu vừa được tung ra trên tờ tạp chí Science, các nhà nghiên cứu cho biết sau khi sử dụng những hình ảnh từ camera trên tàu thăm dò MRO để điều tra 8 triền dốc bị xói mòn trên sao Hỏa, họ đã tìm thấy những lớp nước đóng băng dày chỉ cách bề mặt khoảng 1 mét.
Một số khối băng này có thể dày đến hơn 100 mét. Theo nghiên cứu này, “phần băng bị lộ ra dưới các vết sạt lở vốn là tuyết chuyển thành băng, và giờ được bảo trì dưới 1-2 mét bụi khô và bụi bị đông cứng do kết băng.”
Trong bức ảnh trên, màu sắc đã được tô đậm thêm để dễ nhận biết. Đây là một ảnh chụp bề mặt sao Hỏa từ trên cao, trong đó 1/3 phía trên ảnh là bề mặt sao Hỏa, phần màu xanh dương và xám ở giữa là một triền dốc bị sạt lở trong khi 1/3 dưới cùng là thung lũng bên dưới. Trong ảnh, phần màu xanh dương chính là nước đóng băng.
Phát hiện này đồng nghĩa với việc những nhiệm vụ đưa người lên sao Hỏa trong tương lai sẽ dễ dàng hơn nhiều. Các nhà khoa học nghĩ rằng những lớp băng này chứa nước khá tinh khiết, và một trong số họ còn rất lạc quan khi nói đùa rằng giờ đây, phi hành gia chỉ việc bay lên sao Hỏa với xô và xẻng, sau đó sẽ có toàn bộ lượng nước họ cần.
Trước mắt, chuyến thăm dò kế tiếp lên sao Hỏa sẽ là Mars 2020, dự kiến sẽ đưa một chú robot lên bề mặt hành tinh đỏ vào mùa hè năm 2020 sắp tới.
Nước trên bề mặt sao Hỏa có thể... không phải là nước
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet