“Đổi gió” bữa chính với mì ăn liền - tại sao không?!
Gia đình anh Phạm Vĩnh Phương - chị Nguyễn Lê Bảo Ngọc có hai bé trai 6 tuổi và 3 tuổi. Tất bật với công việc nên một số bữa ăn chính trong tuần, chị Ngọc chọn mì ăn liền vì tiện dụng, dễ chế biến, có thể thay đổi linh hoạt nhiều hương vị khác nhau của món ăn này. Tất nhiên để đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà, nhất là hai cậu con trai, chị Ngọc không đơn thuần chỉ cho mì vào tô và… chế nước sôi.
“Hôm thì mình làm mì nước, hôm lại chế biến mì xào. Tùy hương vị gói mì mà mình sẽ kết hợp linh hoạt với các nguyên liệu như thịt bò, thịt heo bằm, trứng hay hải sản… và thêm vào ít rau củ để bổ sung chất xơ mà mọi người cũng đỡ ngán. Bằng cách này, một số bữa ăn trong tuần được chuẩn bị rất nhanh gọn, đỡ mất thời gian mà vẫn đảm bảo sự ngon miệng, dinh dưỡng và vệ sinh”, chị Bảo Ngọc cho biết.
Quả thật, không hề khó để biến tấu mì ăn liền thành bữa ăn dinh dưỡng đầy hấp dẫn, nhất là với một vài công thức được chị Ngọc gợi ý sau đây:
Món ngon cho bữa sáng: Mì nấu nấm sườn
Khẩu phần: 1 người
Calories: 420Kcal
Chuẩn bị: 15 phút - Thực hiện: 25 phút
Nguyên liệu:
1 gói mì Mikochi sườn heo
100gr sườn non
20gr nấm linh chi
20gr nấm bào ngư
40gr rau củ các loại
Tiêu xanh, ớt sừng, hành lá, ngò
Cách làm:
Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
Đun sôi 700ml nước, cho sườn vào nấu lửa vừa, vớt sạch bọt. Thêm tiêu xanh vào nấu cùng đến khi nước dùng còn 500ml nước, sau đó nêm các gói gia vị vào.
Rau củ, nấm sơ chế, rửa sạch. Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, trút rau củ, nấm vào xào nhanh trên lửa lớn, nêm ít muối, tiêu.
Cho vắt mì ra tô, thêm rau củ đã xào vào, trút nước ngập mì và đậy nắp 3 phút.
Bữa trưa công sở: Gỏi mì ngũ sắc
Khẩu phần: 3 người
Calories: 445Kcal
Chuẩn bị: 15 phút - Thực hiện: 15 phút
Nguyên liệu:
1 gói Hảo Hảo tôm chua cay
20gr củ kiệu
20gr trứng gà chiên cắt sợi
30gr cà rốt, dưa leo, hành tây cắt sợi
20gr chả lụa cắt sợi
20gr thịt nguội cắt sợi
10ml nước cốt chanh
5ml nước mắm, 10gr đường
5ml tương ớt
Cách làm:
Mì trụng mềm, để ráo.
Trộn đều nước mắm, nước cốt chanh, đường, tương ớt, các gói gia vị nấu mì và 50ml nước ấm thành nước trộn gỏi.
Bày mì và các nguyên liệu đã cắt sợi ra đĩa, khi ăn rưới sốt lên, trộn đều.
Bữa tối cuối tuần: Mì Udon gà sốt miso
Khẩu phần: 01 người
Calories: 200 Kcal
Chuẩn bị: 15 phút - Thực hiện: 30 phút
Nguyên liệu:
Nước dùng gà: 500ml
Nước tương miso: 75ml
Gừng thái lát
Ức gà: 400g
Đậu Hà Lan ngọt: 180g
Mì Udon: 1 gói
Hành lá: 1 cây
Rau mùi, ớt (tùy chọn)
Muối
Nước sốt:
Dầu thực vật: 30ml
Mật ong: 15ml
Giấm gạo: 15ml
Nước tương: 10ml
Dầu mè: 5ml
Nước
Cách làm:
Cho nước, nước tương miso, gừng, hành lá, muối vào nồi đun sôi. Cho tiếp ức gà vào đun với lửa nhỏ trong 15-20’, sau đó vớt ra để nguội, thái miếng vừa ăn.
Đun sôi trở lại phần nước dùng vừa luộc gà, cho đậu Hà Lan vào luộc 2-3’ rồi vớt ra xóc đều với muối. Cho tiếp mì Udon vào chần khoảng 5 phút rồi vớt mì ra bát cùng với đậu Hà Lan. Lọc lại phần nước dùng cho trong.
Làm nước sốt: trộn đều 1 thìa nước tương miso với dầu ăn, dầu mè, mật ong, giấm gạo và nước tương. Thêm muối và tiêu theo khẩu vị. Cho ức gà thái miếng vào 1 nửa hỗn hợp sốt, đảo nhẹ.
Cho mì và đậu Hà Lan ra tô, rưới nước dùng gà và xếp thịt gà lên trên. Rắc thêm hành lá, ớt, vừng, rau mùi. Rưới phần nước sốt còn lại lên tô mì và thưởng thức.
“Bí quyết” cho bữa ăn ngon - sạch - dinh dưỡng chỉ với… mì ăn liền
Theo TS. Từ Ngữ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc và sản phẩm chế biến, tương tự gạo/cơm, cháo, bún, phở, bánh mì… nên được coi là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn riêng lẻ một gói mì, tất nhiên cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như một bữa cơm với 3 món kho, xào, canh. Vì vậy cần kết hợp mì cùng các nguyên liệu khác, đáp ứng đủ 4 nhóm chất cơ bản cần thiết để tạo nên bữa ăn đầy đủ dưỡng chất.
PGS-TS Lê Bạch Mai - nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia - đã đưa ra tư vấn: “Thứ nhất nên thưởng thức mì gói kèm với các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau má, rau muống, cà rốt, cà chua… để bổ sung đủ lượng chất xơ. Thứ hai, nên thưởng thức mì gói kèm thực phẩm giàu đạm. Chẳng hạn như thêm vào mỗi tô mì khoảng 3-4 lát thịt bò, thịt lợn hoặc 2-3 con tôm để bữa ăn từ mì gói được cân đối hơn về năng lượng đến từ chất đạm, đặc biệt giữa đạm động vật và thực vật”.
Chỉ với một vài cách kết hợp sáng tạo như trên, mì ăn liền đã sẵn sàng để trở thành bữa ăn hấp dẫn, dễ dàng đổi vị cho cả nhà mà lại đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Trong trường hợp trong bếp không dự trữ đủ các loại nguyên liệu để có bữa ăn đa dạng, người dùng có thể sử dụng mì gói đơn thuần nhưng sau đó nên ăn thêm trái cây, sữa chua…; đồng thời lưu ý đừng bỏ qua những khâu như: kiểm tra hạn sử dụng, thương hiệu uy tín, sản phẩm được cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền… trước khi lựa chọn sản phẩm mì ăn liền.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet