Có hàng nghìn virus trực chờ cơ hội sẵn sàng 'xâm lấn' và gây tổn thương cho cơ thể trẻ. Trong khi sức đề kháng của trẻ lại quá 'non nớt' để chống lại những virus nguy hiểm đó. Vì vậy, hiểu về những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ để bảo vệ con yêu là điều cần thiết với tất cả cha mẹ.
1. Vàng da
Chứng vàng da xuất hiện với tần số cao khi em bé được khoảng 3 ngày tuổi. Thông thường chứng vàng da của trẻ sẽ mất dần sau một khoảng thời gian tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé. Có bé chỉ khoảng một tuần là hết nhưng có bé sẽ mất khoảng nửa tháng, thậm chí nhiều bé mất đến 3 tuần mới hết. Tuy rất phổ biến nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết nguyên nhân thực sự của chứng vàng da. Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý).
2. Táo bón
Táo bón là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và được xem là mãn tính khi kéo dài trên 3 tháng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết em bé có bị táo bón hay không, hãy chú ý tới một số dấu hiệu sau đây. Thứ nhất là bé ít đi tiêu hơn bình thường, đặc biệt nếu 3 ngày (thậm chí lâu hơn) mà bé chưa đi và bé tỏ ra khó chịu rõ ràng mỗi lần bé đi tiêu. Nếu bé đi phân rắn, khô, một cách khó khăn thì có lẽ bé đã bị táo bón dù bé có đi thường xuyên hay không.
Nếu bạn nhận thấy một ít phân rất lỏng trong tã lót của trẻ, đừng vội cho rằng bé bị tiêu chảy – thực tế, đó có thể là bằng chứng của việc bị táo bón. Phân lỏng có thể trượt qua phần bị tắc nghẽn ở đoạn ruột dưới và lưu lại trong tã của trẻ.
3. Tiêu chảy
Bạn sẽ nhận ra điều đó ngay khi bạn thấy nó. Không giống như các phân lỏng ngẫu nhiên, tiêu chảy có xu hướng xảy ra thường xuyên, lỏng hơn và chứa nhiều nước hơn (thậm chí hầu như là nước). Đôi khi nó cũng có mùi hôi. (Thông thường, phân của trẻ bú mẹ thường mềm, nó cũng có thể có mùi hơi ngọt, như sữa, hoặc không thực sự có mùi). Một cơn tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày và thường kèm theo đau âm ỉ. Tiêu chảy cấp tính thường gặp ở trẻ em; có tới 1/6 trẻ em bị bệnh này mỗi năm. Hầu hết các trường hợp là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em (Ảnh minh họa).
4. Ho và cảm lạnh
Gần như chắc chắn rằng bé nhà bạn sẽ bị cảm lạnh trong năm đầu đời. Có hàng trăm loại virus gây cảm lạnh, hệ thống miễn dịch còn ‘non nớt’ của trẻ lại không đủ mạnh để chống lại. Hơn nữa, trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng đôi tay và cảm nhận bằng miệng. Vì vậy, cơ hội những virus xâm nhập cơ thể trẻ gia tăng. Cảm lạnh đặc biệt thường gặp trong mùa thu - đông, khi em bé ở trong nhà nhiều hơn – một môi trường mà virus có thể lây lan dễ dàng hơn từ người sang người.
5. Lồng ruột
Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, hay gặp nhất ở lứa tuổi 4 – 9 tháng. Đặc biệt ở trẻ khoẻ mạnh, bụ bẫm, ham ăn do nhu động ruột mạnh nên càng dễ bị lồng ruột. Ngay cả trong trường hợp cha mẹ, người trông trẻ nô đùa với trẻ làm trẻ cười quá nhiều, hoặc tung trẻ lên cao, rung lắc mạnh… cũng có thể khiến trẻ bị lồng ruột. Tuy nhiên, tới 90% trẻ bị lồng ruột lần đầu tiên không rõ nguyên nhân. Có một số giả thiết cho rằng kích thước của ruột có sự mất cân đối hoặc do quá sản tế bào lympho, trẻ có polip, bị viêm đường hô hấp trên và viêm ruột cũng có thể khiến trẻ bị lồng ruột.
6. Viêm tai giữa
Viêm tai giữa (VTG) ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng đắn, đóng vai trò quyết định trong tiên lượng bệnh, phòng ngừa biến chứng và các hậu quả lâu dài đối với trẻ.
7. Sốt
Hầu hết trẻ em rồi sẽ trải qua những cơn sốt trong thời thơ ấu. Đó là lúc nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Nó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động để chống lại những căn bệnh đang diễn biến trong cơ thể. Sốt cũng có thể là những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Hầu hết trẻ em rồi sẽ trải qua những cơn sốt trong thời thơ ấu. (Ảnh minh họa).
8. Thủy đậu
Đây là loại bệnh rất dễ lây với biểu hiện là những vết đỏ ngứa bỏng giộp trên khắp cơ thể. Bệnh thường không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ. Đặc biệt, nếu đã bị 1 lần thì thường sẽ không bị nữa. Hầu hết trẻ chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt hay những triệu chứng khác như bệnh cúm.
9. Sởi
Giống như Thủy đậu, Sởi là bệnh trong đời ai cũng phải trải qua một lần, là bệnh lành tính và thường sẽ khỏi trong vòng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên nếu thiếu hiểu biết có thể dẫn đến biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí tử vong.
10. Chân tay miệng
Đây là bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, bắt đầu với biểu hiện sốt. Sau đó, bé sẽ thấy đau miệng, xuất hiện những vết đỏ (nhưng không ngứa), phồng da ở bàn tay, bàn chân, có khi ở mông hoặc ở chân. Bệnh thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với đồ vật của người bệnh.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet