Nội dung

Hãy tưởng tượng, có khách đến nhà, mẹ bảo bé hai tuổi ra chào bác. Nếu bé hớn hở chào, miệng cười tươi, cả hai bố mẹ cùng mừng khen con ngoan lắm. Ngược lại nếu bé cứ bám chặt lấy mẹ không chào mà còn khóc toáng lên, thế là cả nhà được dịp thanh minh rằng bình thường cháu ngoan lắm thế nhưng cứ có người lạ là co rúm vào, nhát lắm. Tội cả bố mẹ lẫn bé con, ai cũng nghĩ mình có lỗi.

Khi đứa trẻ chào đời cho đến lúc trưởng thành là cả một quá trình dài để học cách thích nghi với môi trường sống và trở nên độc lập. Trẻ dưới sáu tuổi thường chọn làm việc một mình nhiều hơn làm việc nhóm, từ sáu tuổi trở lên trẻ cần bạn bè nhiều hơn và thích học cùng các bạn, đến khi vào cấp ba, bạn bè trở nên quan trọng hơn cả gia đình.

Như thế có nghĩa là nếu trẻ mầm non khóc khi đi học, đi đến chỗ lạ, gặp người lạ mà không thích, không hiểu, không thấy thân thiện với mình và không biết phải làm thế nào, trẻ có thể chọn cư xử khác với bình thường. Lúc đó bạn nên tôn trọng trẻ, giải thích cho trẻ và nếu cần làm theo điều trẻ muốn, xét cho cùng con bạn quan trọng hơn bất cứ ai khác.

Bé hướng nội dễ bị nhầm là nhút nhát
Ảnh minh họa: Blog.gigmasters.com.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con mình nhát và không biết phải làm gì để thay đổi con. Trước tiên bạn cần phân biệt xem con nhát hay bé có tính cách hướng nội.

Theo tiến sĩ tâm lý của Đại học New York, Elaine Aron, khoảng 70% những đứa trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng nội. Những người hướng nội cẩn thận, nhạy cảm, dễ nắm bắt cái mới, kiên nhẫn, sâu lắng... như các nhà bác học, họa sĩ, nhà thiết kế, nhà văn. Họ cảm nhận cuộc sống sâu sắc, tinh tế và không cần nhiều để cảm thấy hạnh phúc.

Vậy nếu con bạn là người hướng nội đó là một điều tuyệt vời và chẳng có lý do gì để lo lắng cả. Xã hội ngày nay đề cao những tiêu chuẩn của tính cách hướng ngoại, nhưng cũng như bất cứ điều gì khác trên thế giới, mọi thứ đều có hai thái cực do đó người hướng nội và người hướng ngoại luôn bổ trợ cho nhau để tạo nên những điều hoàn hảo.

Tuy nhiên, hướng nội và nhút nhát lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Kagan, nhà nghiên cứu tâm lý học của khoa y Đại học Havard trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng nhút nhát là một căn bệnh di truyền. Nếu quá nghiêm trọng sẽ dẫn đến hội chứng trầm cảm và căn bệnh sợ giao tiếp xã hội. Người nhút nhát sợ bị phán xét một cách tiêu cực, trong khi người hướng nội chỉ đơn giản là không thích quá nhiều kích thích hay va chạm trong cuộc sống.

Nếu bé nhút nhát do tác động của môi trường, như trải qua khủng hoảng về tâm lý, bị dọa nạt, thiếu thông tin, không có cơ hội thực hành các kỹ năng xã hội, không có cơ hội để hiểu chính bản thân mình dẫn đến luôn bị phụ thuộc là những điều các bậc cha mẹ có thể tự thay đổi và điều chỉnh để giúp con mình.

Ngay từ khi sinh ra, hãy tập các thói quen tôn trọng bé dù là những điều nhỏ như thông báo cho bé “Con nhìn này, chậu tắm của con đấy, mẹ đổ đầy nước ấm áp rồi, đầu tiên mẹ rửa mặt cho con nhé, rửa hai mắt trước này, rồi đến má này, rồi đến mũi này....”. Khi bạn làm thế, bạn vừa giúp con nhận biết cơ thể mình, học vốn từ vựng, học giao tiếp và quan trọng nhất là bạn đang truyền thông điệp “Đây là con, mẹ chỉ đang giúp thôi và mẹ rất vui vì con bằng lòng để mẹ giúp.”

Khi trẻ lớn hơn cho trẻ lựa chọn “Hôm nay con thích ăn cơm thịt hay cơm cá?” "Cuối tuần con thích về thăm ông bà hay đi thăm bạn con?", "10 phút nữa là đến giờ đi ngủ, con sẽ tự tắt đèn hay con muốn mẹ giúp?"... Luôn để trẻ quyết định những việc liên quan đến bản thân trong chừng mực có thể. Khi đứa trẻ được giúp xây dựng sự tự tin từ bé, hiểu mình, hiểu các ranh giới, hiểu cách ứng xử xã hội, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác sẽ không bao giờ là em bé nhút nhát.

Luôn giúp bé chuẩn bị tâm lý trước mọi việc để bé hình dung chuyện gì sắp xảy ra, giúp bé làm quen và trải nghiệm với các tình huống xã hội khác nhau để tăng vốn sống. Dịch vụ trao quà của ông già Noel là một ví dụ, bố mẹ thì tưởng con mình sẽ thích trong khi các em bé thì sợ rúm người. Nếu bạn đã giải thích cho bé về ông già Noel, về bộ quần áo đỏ rực, về bộ râu dài, cho bé xem ảnh hay clip trên internet đồng thời các ông già Noel được học về tâm lý trẻ, không vội vàng cho xong việc thì các em bé đã có một kỷ niệm đẹp.

Do đó nếu bạn đã là những ông bố bà mẹ tuyệt vời, đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ con hết mình mà bé vẫn nhút nhát thì tốt nhất bạn nên cho bé đến gặp bác sĩ tâm lý để được trợ giúp càng sớm càng tốt. Đối với trẻ không phải cứ ăn ngon mặc đẹp là đủ mà sức khỏe tinh thần mới là yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống của bé cả hiện tại lẫn về lâu dài.

Lê Mai  Hương
Chuyên gia giáo dục Montessori

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Tiểu Sam đáng yêu

Tiểu Sam là nick name của cô bé Nguyễn Ngân Giang, đang sống tại Hà Nội. Những bức hình này chụp khi bé chưa được 2 tháng tuổi.

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm