Nội dung

“...Trẻ dưới 5 tuổi còn chưa thạo tiếng Việt, nếu đến trường tây sẽ có nhiều lo ngại như học sinh có thể nói tiếng nước ngoài thay vì tiếng mẹ đẻ, có khi còn thành “Tây rởm”. Đó là lời giải thích của một lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GDĐT) về vấn đề: các cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài không được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam dưới 5 tuổi.

Hội nghị hướng dẫn Nghị định số 73 (Nghị định quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục) do Bộ GDĐT vừa tổ chức đã khiến không ít các bậc phụ huynh có con đang học tại các trường mầm non quốc tế bất bình. Bởi lẽ, lời giải thích trên có vẻ ...nực cười!

Lí do là hiện nay, việc cho con theo học tại các trường quốc tế không còn là mới mẻ. Bé nhà tôi cũng đang học hệ mầm non tại một trường có vốn đầu tư nước ngoài, và tôi chưa hề nhận thấy sự “Tây rởm" hóa nào ở con mình cả. Thế nên bây giờ tôi rất hoang mang, vì không lẽ sẽ phải chuyển con sang học một trường khác, trong khi cháu đang học dở chương trình tại trường hiện tại?

Tôi không biết những người soạn thảo đã nghiên cứu, bàn bạc kĩ tới mức nào để đưa ra nghị định này, nhưng cá nhân tôi và hẳn không ít phụ huynh có con học trường Quốc tế thấy vô lý. Vì sao ư?

Bé học trường quốc tế dễ là tây rởm
Ngoài thời gian ở trường, những lúc khác con tôi đều sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp. (Ảnh minh họa)

Thứ nhất, nhà nước cho phép người nước ngoài mở trường tại Việt Nam, sao chỉ khống chế 10% người Việt Nam theo học các trường này? “Tôi cho là nên để khả năng thu nạp học sinh đến đâu, người ta sẽ nhận đến đấy. Nếu quy định thế này sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, người này được vào học, người kia thì không. Liệu 10% này sẽ rơi vào con cái nhà ai?

Các cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam từ 1, 2 năm nay, vậy thì đã có cuộc khảo sát nào cho thấy tỉ lệ “Tây rởm” ở các học sinh đó là bao nhiêu phần trăm chưa? Hay Nghị định đưa ra chỉ dựa trên sự lo ngại?

Thứ hai, về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng việc trẻ được tiếp xúc với ngoại ngữ sớm cũng có những lợi thế nhất định. Có nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ được học ngoại ngữ sớm thường có khả năng tư duy tốt hơn, và các chuyên gia khuyên rằng nên cho trẻ học càng sớm càng tốt. Đó là một trong những lí do tôi cho con học trường quốc tế, vì tôi muốn con học theo cách tự nhiên nhất với người bản ngữ, chứ nói thật, trẻ 3, 4 tuổi thì làm sao bắt chúng ngồi vào bàn mà học từ vựng với ngữ pháp được.

Bài liên quan:

Tất nhiên, tôi không mong con mình sẽ nói tiếng nước ngoài thay tiếng mẹ đẻ, nhưng tôi khá yên tâm bởi ở trường, ngoài cô chủ nhiệm người nước ngoài thì các trợ giảng và bảo mẫu đều là người Việt Nam, nên con tôi không phải sử dụng hoàn toàn ngoại ngữ. Hơn nữa, thời gian con ở nhà, chúng tôi vẫn trò chuyện, kể chuyện, dạy hát,...cho con bằng tiếng mẹ đẻ. Không có lý do nào để bé trở thành “Tây rởm” cả, dù tôi không phủ nhận có đôi khi con nhầm lẫn vài từ giữa hai ngôn ngữ. Nhưng tôi tin rằng chỉ cần bố mẹ luôn để ý nhắc nhở, dần dần con sẽ phân biệt rành rẽ thôi. Dù sao cũng không nặng nề tới mức phải cho con chuyển trường vì lí do: “sợ” con giỏi tiếng Anh hơn tiếng Việt.

Tất nhiên, tôi không hề cho rằng việc học trường “Tây” sẽ tốt hơn trường “Ta”, tôi cũng không kêu gọi các mẹ cứ có con là phải cho học trường quốc tế. Bởi cho con học trường nào còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác như: thuận tiện, điều kiện kinh tế, mục đích của cha mẹ,... Chẳng hạn như tôi cho con học trường quốc tế đơn giản là vì gần nhà, hơn nữa, tôi cũng muốn con được học ngoại ngữ sớm một chút để tiếp thu dễ hơn. Tôi cũng tìm hiểu kĩ về chương trình đào tạo ở đó và rất thích ở chỗ: giáo viên có nhiều phương pháp dạy đa dạng giúp khơi dậy sự hào hứng ở trẻ, chứ không phải dạy theo cách ép buộc, nhồi nhét. Vì thế bé nhà tôi rất thích đi học. Bây giờ bỗng nhiên phải “lôi” con sang một môi trường hoàn toàn mới, liệu bé có thích nghi kịp không?

Theo tôi nghĩ thì học trường nào không quan trọng, chỉ cần ở đó trẻ được chăm lo, dạy dỗ theo đúng mục tiêu giáo dục chính thống của nước nhà. Chứ việc có trở thành Tây “rởm” hay không đâu liên quan đến việc học trường quốc tế từ bé! Tôi nghĩ chủ yếu là phụ thuộc vào cách dạy dỗ, kèm cặp con của cha mẹ thế nào thôi, rồi còn môi trường sống của con nữa chứ. Nếu tất cả đều nói tiếng Việt thì con nói tiếng Anh với ai?

Mà bây giờ rất nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng hay “xổ” tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày, kiểu một câu nói mà có đến phân nửa là từ tiếng Anh, như thế cũng gọi là “Tây rởm” ư? Nếu vậy muốn khắc phục tình trạng đó thì phải cấm dạy ngoại ngữ tại Việt Nam luôn và cấm cả việc du học nước ngoài nữa. Như thế mới giảm tối đa những “lo ngại” trẻ em Việt Nam trở thành “Tây rởm”.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Video: Kỹ thuật massage lưng cho bé

Chị em tiếp tục học kỹ thuật massage lưng cho bé nhé! Mưa và cầu vồng: Mẹ hãy dùng các đầu ngón tay vỗ nhẹ khắp lưng bé giống như những hạt mưa đang rơi. Sau đó, nói với bé ‘Bé ơi tạnh...

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm