Nội dung

Theo nhận xét của mọi người trong gia đình thì từ khi 12 - 18 tháng bé lười nói, hiếu động, nhưng không tập trung, gọi không quay lại (không có vấn đề về thính giác), chỉ chăm chăm làm những gì mình thích, thích được đi ra ngoài chơi. Bé cũng bập bẹ nói, chỉ trỏ, xòe tay bái bai, hôn gió, nhưng sau đó thì ngưng. Thời gian gần đây, các hành động đó trở lại bình thường có phần rành rọt hơn. Hiện tại, mẹ có thể sai vặt bé như đi lấy cái ly, điện thoại... (những thứ bé biết), mang đồ đến cho ba, mẹ...

Bé chưa đi nhà trẻ. Bé bi bô suốt ngày nhưng không rõ từ, tự chơi, tự nói một mình ở nhà... Bé có em nhỏ được hơn 3 tháng tuổi, rất thương em, hay hôn em, ngồi chơi và nắm tay em. Gần nhà cũng có các bạn nhỏ trạc tuổi, khi chơi chung thì bé nhà tôi có phần thụ động và nhát hơn mọi đứa trẻ khác.

Tôi cũng mới tìm hiểu về bệnh tự kỷ thời gian gần đây và rất lo lắng con gái mình bị tự kỷ, xin tư vấn giùm. (Hoang Nam)

Bé 2 tuổi hay la hét có phải bị tự kỷ
Ảnh minh họa: Theincredibleworld.co.in.

Trả lời

Trả lời cho những lo lắng của bạn về vấn đề tự kỷ, chúng tôi xin đưa ra một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh này để bạn so sánh với con mình: 

Có thể nói tự kỷ là một dạng rối loạn về giao tiếp với những dấu hiệu đặc trưng:

- Ít có phản ứng trong các tình huống phải thương lượng với người khác;

- Ít thể hiện mình làm tốt để được bố mẹ chú ý, khen ngợi;

- Ít bắt chước hành động của người khác;

- Ít hứng thú với các bạn khác;

- Ít chơi các trò chơi đóng vai, chơi búp bê, đánh trận giả;

- Ít dùng cử chỉ để giao tiếp hoặc định hướng cho người lớn;

- Ít giao tiếp mắt khi giao tiếp;

- Ít phản ứng khi được gọi tên hoặc phản ứng không nhất quán.

Những hành vi trên ít hơn một cách đáng kể so với các bạn cùng tuổi.

Mặc dù chưa có đầy đủ thông tin nhưng với những gì bạn mô tả, chúng tôi cho rằng con của bạn không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để chẩn đoán tự kỷ. Tuy nhiên, những gì bạn lo ngại liên quan đến sự thụ động thu mình, lười nói, hiếu động, không tập trung và có các hành vi hung tính có thể là kết quả của những vấn đề hành vi cảm xúc khác hoặc do hành vi xấu của bé được củng cố bởi môi trường và người lớn.

Nếu những vấn đề này tiếp diễn hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đưa cháu đến gặp chuyên gia có kinh nghiệm để cháu được đánh giá chuyên biệt được và tư vấn cho bố mẹ những hành động can thiệp cụ thể.

Thạc sĩ Trần Thành Nam 
Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Bố cũng có thể nuôi con bằng sữa mẹ

Không đứng ngoài cuộc suốt giai đoạn vợ sinh nở, nhiều ông bố trẻ đã biết xắn tay vào giúp vợ chăm con nhỏ. Ngay cả việc tưởng chừng là "đặc quyền" của phụ nữ như cho con bú, các ông bố cũng có thể chung sức thực hiện.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Tranh tô màu ‘Trái cây’

Bạn hãy in bức tranh cho bé cưng tập tô màu nhé. Bạn bấm chuột phải vào bức tranh và chọn lệnh in. Nếu muốn hình to hơn, bấm chuột phải chọn lệnh Save as trước khi in.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm