Có rất nhiều cách giải thích về ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết.
Quan niệm Phật giáoNhiều nhà nghiên cứu văn hóa nhận định, tục dâng cúng mâm ngũ quả xuất phát từ Phật giáo. Theo quan niệm của nhà Phật, mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ thiện là:
- Huệ căn
- Niệm căn
- Định căn
- Tấn căn
- Tín căn
Có thể hiểu nôm na ngũ thiện này là sáng suốt - ghi nhớ - tâm không loạn - kiên trì - lòng tin.
Theo văn hóa phương ĐôngXét theo văn hóa phương Đông, mâm ngũ quả chính là biểu trưng cho ngũ hành. Mỗi một loại quả mang một màu sắc tương ứng với 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Tùy vào từng vùng miền, địa phương mà có thể chọn các loại trái cây khác nhau. Tuy nhiên, phải đảm bảo được các màu sắc tương ứng với ngũ hành.
Hơn thế, mâm ngũ quả còn là lễ tạ ơn thần linh, gia tiên đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa. Ngũ quả biểu trưng cho thành quả lao động mà con cháu muốn hiếu kính lên bề trên, đồng thời thể hiện đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn” của dân tộc từ bao đời.
Nhiều người cũng giải thích, ngũ quả còn là ngũ phúc lâm môn: Phú - Quý - Phúc - Lộc - Thọ - Khang - Ninh.
Các loại trái cây trên mâm ngũ quả có ý nghĩa gì?Ngoài ý nghĩa chung mà Bếp Eva chia sẻ ở trên, mỗi loại trái cây trên mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa riêng. Cụ thể:
- Hồng: Mang ý nghĩa phát đạt, hồng phát
- Đào: Là tượng trưng cho chữ thọ, cầu mong sức khỏe
- Thanh long: Mong cầu cho công việc, học hành thăng tiến như rồng
- Lựu: Mang ý nghĩa con cháu đông đúc, sum vầy
- Na: Biểu tượng cho sự may mắn, vạn sự như ý
- Cam: Với ý nghĩa cầu mong sự cát tường, sung túc.
- Lê: Cầu cho mọi điều đều thuận lợi
- Phật thủ: Loại quả này còn được biết đến với tên gọi là bàn tay Phật, mang ý nghĩa che chở, bảo vệ gia đạo tránh được điều xui rủi.
- Bưởi: Xua đi những xui rủi của năm cũ, mang đến may mắn cho gia đạo trong năm mới.
- Chuối: Biểu tượng của sự đùm bọc, sum vầy, con cháu đầy đàn.
- Dừa: Mong cầu sự vừa đủ, cuộc sống viên mãn, không túng thiếu.
- Dưa hấu: Cầu mong may mắn
- Sung: Cầu sung túc, phú quý, phúc lộc
- Xoài: Mong cho năm mới phúc lộc đủ đầy.
Mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi vùng miền sẽ có sự khác biệt. Cùng tham khảo một số cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa cho ngày Tết nhé.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đẹp nhấtTrên mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có một số loại trái cây đặc trưng trong đó chuối, bưởi, phật thủ là hai cái tên không thể thiếu. Ngoài ra, tùy vào từng nơi mà các loại quả sẽ được thay đổi linh hoạt. Có thể chọn: Cam, xoài, quýt, lê, táo, đào, hồng…
Tiêu chí khi chọn là những loại quả này phải có hình dáng đẹp, không bị nứt, trầy xước và quan trọng phải có số lượng nhiều như chuối, na để đại diện cho sự sinh sôi, phát triển.
Cách bày như sau: Chuối ở dưới cùng, bưởi chính giữa, xen kẽ là cam, quýt, đào, hồng…
Cách bày mâm ngũ quả miền Trung ngày TếtNgười miền Trung bày mâm ngũ quả khá đơn giản không quá cầu kỳ. Bên cạnh các loại quả quen thuộc, mâm ngũ quả sẽ có thêm dưa hấu và sung cùng 1 vài bông hoa cúc.
Cách bày rất đơn giản, vẫn nguyên tắc quả to ở dưới, quả nhỏ xung quanh. Chuối sẽ đặt ở dưới cùng, giữa là dưa hấu, xung quanh sẽ có xoài, cam, dứa, mãng cầu, sung cùng 1 vài bông hoa cúc điểm thêm để tô sắc cho mâm ngũ quả.
Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả ngày Tết miền NamSo với miền Bắc và miền Trung thì mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam có sự khác biệt rõ nét. Trên mâm lễ vật, người ta bày 5 loại quả là cầu - dừa - đủ - xài - sung, cụ thể như sau:
- Mãng cầu
- Dừa
- Đu đủ
- Xoài
- Sung
Nếu như 2 miền Bắc - Trung bày ngũ quả theo nguyên tắc to dưới, nhỏ trên, thì người miền Nam lại bày theo hình tháp, quả to và nặng ở trước, quả nhẹ bên trên.
Ngoài 5 loại quả vừa nhắc tên, trên bàn thờ ngày Tết của người miền Nam còn thường bày 2 quả dưa hấu xanh dể cầu may mắn hoặc trái dứa để thể hiện mong ước con cháu đầy nhà.
Những lưu ý khi bày mâm ngũ quảTrong quá trình bày mâm ngũ quả ngày Tết, bạn cần lưu ý những điều sau đây để tránh phạm đại kỵ:
Rửa hoa quả thật sạchĐiều tối kỵ nhất khi bày mâm ngũ quả dâng cúng là để quả bị thối mốc. Chính vì thế, bạn nên rửa quả thật kỹ sau đó lau quả khô tránh để nước sót lại gây mốc, thối trong thời gian cúng lễ.
Không nên mua quả quá chínThông thường mâm ngũ quả sẽ được trưng bày từ khoảng 28 tới hết Tết thậm chí có nhà còn để tới rằm tháng Giêng. Vì thế, bạn chỉ nên mua quả chín ương. Tránh mua những quả quá chín sẽ khiến quả dễ bị héo, vỏ nhũn mềm thậm chí là bị thối.
Chọn quả đủ 5 màuMột trong những điều mà nhiều người phạm phải khi mua hoa quả sắp mâm lễ là không mua theo màu. Như chúng ta đã biết, mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ vì thế hoa quả cũng nên có màu sắc tương ứng. Cụ thể như sau:
- Hành Kim nên chọn các loại quả có màu trắng như dưa lê
- Hành Thủy tương ứng với màu xanh đen vì thế bạn có thể chọn những trái cây màu sậm như nho đen, vú sữa…
- Hành Hỏa tương ứng với màu đỏ, nên chọn thanh long, táo, hồng…
- Hành Mộc tương ứng màu xanh lá, dưa hấu, chuối xanh, xoài xanh, na, sung… là lựa chọn phù hợp.
- Hành Thổ có màu đại diện là vàng vì thế bạn có thể mua cam, quýt, phật thủ để trưng bày.
Tránh chọn quả có gai, có mùiNgười ta kiêng không đặt lên bàn thờ các loại quả có gai nhọn hoặc nặng mùi. Ví dụ như chôm chôm, sầu riêng, mít, ớt… cùng một số loại quả mọc gần mặt đất.
Theo quan niệm của người xưa, những loại quả này sẽ gây ô uế và ảnh hưởng đến gia đạo, bình an.
Quả giảĐiều cấm kỵ bạn không thể bỏ qua khi bày mâm ngũ quả ngày Tết là dùng trái cây giả. Thông thường, loại quả này chỉ nên dùng trong trang trí, decor. Nếu dùng đồ giả trên bàn thờ sẽ không có sinh khí và làm mất đi sự ấm áp. Do đó, trong thờ cúng bạn cần sử dụng quả tươi để thể hiện lòng thành với gia tiên.
Một số hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, ý nghĩaTham khảo một số hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, trang trọng mà dễ bày, ai cũng có thể học theo.
Mâm ngũ quả ngày Tết với đủ các hoa trái của người miền Bắc
Dù bày biện ít loại trái cây nhưng mâm lễ vẫn đủ đầy, ý nghĩa.
Người miền Trung thường thêm hoa cúc vào mâm ngũ quả ngày Tết.
Dưa hấu là loại quả không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết của người miền Nam.
Cách bày trí sáng tạo mà ý nghĩa.
Một số nơi chọn bày ớt trên mâm ngũ quả
Bày mâm ngũ quả ngày Tết theo hình tháp
Những loại quả nhiều như nho, chuối, na rất được ưu tiên khi bày mâm ngũ quả.
Cách bày trí sáng tạo nhưng vẫn đong đầy ý nghĩa.
Thêm hoa vàng cho mâm quả rực sắc xuân.
Mãng cầu, đu đủ cùng trái sung không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam.
Đơn giản mà vẫn đủ đầy, ý nghĩa.
Ngoài các loại quả chính như bưởi, phật thủ, bạn có thể thêm nhiều loại trái cây khác.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet