Nội dung
Bánh chưng nhật lệ

Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Bóc lớp lá chuối ra, màu bánh xanh thơm nhức mắt. Cắn một miếng, nhân đậu thịt mỡ màu nâu trắng béo bùi ngập chân răng. Một chuyên gia gói bánh của phố Nhật Lệ cho biết: "Nếp là phải nếp tốt, không lẫn tẻ, hạt phải tròn đều. Thịt là loại tươi nóng mới mổ ra. Nấu thì phải nấu cho bánh chín đúng độ, không nhão nát, không sống...". Du khách đến Huế ai cũng tìm ăn bánh chưng Nhật Lệ, để thấm cái hương vị đặc trưng của Lang Liêu ngàn đời "danh bất hư truyền"...

Bánh có loại bán 1.000 đồng một cặp, nhỏ bằng hai bao diêm chồng nhau. Hai cặp bánh mới hết một lạng gạo nếp. Loại 2.000 đồng một cặp thì một cặp một lạng nếp. Bánh càng nhỏ gói càng khó vì nó cũng tỉ mẩn đủ thao tác thịt, đậu xanh đánh thành nhân, gạo nếp, lá dong lớp trong, lớp ngoài. Bánh chưng Nhật Lệ có loại tới 30.000 đồng/cặp, có khi tới 50.000 đồng. Nhưng loại lớn này chỉ gói theo đơn đặt hàng, thường là vào dịp giỗ chạp, cưới hỏi hoặc tết.

Cứ sáng sớm tinh mơ là hàng chục người đổ về phố Nhật Lệ lấy bánh chưng đi bỏ cho các điểm bán lẻ. Tính ra mỗi ngày, các lò bánh chưng Nhật Lệ cung ứng ra thị trường năm, bảy nghìn chiếc bánh chưng.

ST.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm