Nội dung

Bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y dược TP HCM, khoa Thận - Nội tiết Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, lúc mới sinh, trẻ có chiều cao trung bình khoảng 48-53cm, cân nặng trung bình khoảng 3kg. Trẻ sinh nhẹ ký có thể tăng trưởng nhanh hơn để đuổi kịp trẻ có cân nặng lúc sinh bình thường.

Bảng theo dõi tốc độ tăng trưởng của trẻ
Từ 2 tuổi đến giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ tăng thêm trung bình 5-6 cm mỗi năm. Ảnh: Nam Phương

Ở thời điểm 1 tuổi, chiều cao của trẻ tăng so với lúc mới sinh 18-25 cm, cân nặng cần đạt được gấp 3 lần lúc sinh.

Đến lúc 2 tuổi, trẻ cân tăng thêm 10-12 cm so với lúc 1 tuổi, cân nặng cần gấp 4 làn lúc sinh.

Từ 2 tuổi trở lên, chiều cao của trẻ tăng thêm trung bình 5-6 cm mỗi năm. Cân nặng tăng khoảng 2 -2,5 kg mỗi năm. Chiều cao tăng trưởng đều đặn cho đến tuổi dậy thì.

Giai đoạn tuổi dậy thì, trẻ tăng trưởng vượt trội trong vòng 2 năm. Nữ cao thêm 6-11 cm mỗi năm và ngừng tăng trưởng chiều cao khi khoảng 16 tuổi. Nam cao thêm 7-12 cm và ngừng tăng trưởng chiều cao khi khoảng 18 cm. Sau giai đoạn tăng trưởng vượt trội, sự tăng trưởng giảm dần và cuối cùng dừng lại khi đĩa sụn tăng trưởng đóng. Một khi sụn tăng trưởng đã đóng, trẻ không còn khả năng tăng trưởng chiều cao nữa.

Theo bác sĩ Quỳnh, tốc độ tăng trưởng của một trẻ - còn gọi là vận tốc tăng trưởng - quan trọng hơn là chiều cao tại một thời điểm, có vai trò quyết định trong việc xác định liệu trẻ có vấn đề về tăng trưởng hay không. 

"Phụ huynh cần phải theo dõi và lưu giữ biểu đồ tăng trưởng của trẻ trong quá trình trẻ lớn lên. Cần đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu cảnh báo như tốc độ tăng trưởng kém, trẻ thấp, lùn để có hướng điều trị và khắc phục kịp thời", bác sĩ Quỳnh khuyến cáo.

Lê Phương

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Làm sao tập cho bé ăn cơm

Cháu nhà tôi được 24 tháng tuổi, nặng 14kg, cao 92cm, mọc được 16 răng. Tôi muốn chuyển sang cho cháu ăn cơm nhưng cháu ăn được rất ít cơm, ăn rất chậm và không chịu ăn thịt. 

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Giúp trẻ dưới 3 tuổi phát triển trí nhớ

Cho bé tham gia những trò chơi liên quan đến trí nhớ như xếp hình, gọi tên đồ vật... Trước khi tiếp xúc với đồ chơi, người lớn đưa ra những câu đố, câu hỏi liên quan đến đồ vật để rèn luyện khả năng nhớ của trẻ.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm