Bố trí, sắp đặt cũng như chăm chút ban thờ vừa là để con cháu thể hiện lòng hiếu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên Đồng thời bàn thờ có một vị trí rất quan trọng trong phong thủy dương trạch.
• Vị trí đặt bàn thờ phải là vị trí có điểm tựa vững chãi.
• Không nên bố trí tại phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp.
• Bàn thờ cần yên tĩnh, nên không đặt gần các nút giao thông trong nhà.
• không đặt chân cầu thang,
• Không đặt phía trên cửa sổ
• Sau lưng bàn thờ không bố trí cửa sổ
• Dưới gầm không bố trí cửa sổ hay cửa ra vào.
• Về “ hướng cát” đó về bản chất vẫn chỉ là xét về Thực khí – Dương khí mà thôi.
• Thực khí phải dụng hướng mà hấp thụ
• Thực khí là khí vốn đi nổi trên mặt đất, biến đổi linh hoạt không ngừng
• Phong thủy lấy Bát khí : Sinh khí, Diên niên, Thiên y, Phục vị, Tuyệt mạng, Lục sát, Hoạ hại, Ngũ quỷ
• Để tượng trưng cho Thực khí.
• Hướng của bàn thờ là hướng của đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với mặt bàn thờ
• Hướng của bàn thờ theo bát trạch nên bố trí tại tứ cát:
+ Sinh Khí, Thiên Y,
+ Diên Niên, Phục Vị.
• Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình.
• Vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà.
• Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú)
• Trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ)
• Ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.
• Lễ vật dâng cúng thường bao gồm:
• Mâm ngũ quả
• Một bình hoa lớn
• Vài bộ quần áo.
• Giấy tiền vàng mã .
• 3 cái chung và bình trà
• 3 cái ly và bình rượu.
• Khi bài trí cần chú ý bày đặt các lễ vật cũng như trang hoàng ban thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên.
• Trường hợp chỉ có bát hương thần linh thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Đông bình tây quả.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet