Nội dung

Khoai tây là loại thực phẩm có hầu hết vào mọi thời điểm trong năm. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong khoai tây luôn đa dạng và được ưa chuộng trong thực đơn bữa ăn của nhiều gia đình.

Tuy nhiên, chúng ta thường có thói quen bỏ vỏ khoai tây khi nấu ăn, nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vỏ khoai tây cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, thay vì vứt bỏ vỏ khoai tây, hãy cố gắng bổ sung chúng vào chế độ ăn của bạn.

Nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng

Với một củ khoai tây có kích cỡ trung bình, nếu chỉ ăn nguyên phần thịt, bạn sẽ nhận được khoảng 145 calo, 3gr chất đạm, 34gr carbohydrate và một lượng đáng kể kali, vitamin C, vitamin B-6, niacin và thiamin.

Nếu ăn thêm vỏ, bạn sẽ được cung cấp thêm khoảng 15 calo, 1gr protein, 3gr carbohydrate và nhiều hơn nữa các vitamin và khoáng chất. Vỏ khoai tây đặc biệt giàu kali - một thành phần giúp điều hòa huyết áp. Kali giúp thành mạch máu thư giãn, từ đó ngăn ngừa huyết áp cao.

Bạn sẽ không bao giờ vứt bỏ vỏ khoai tây nữa nếu biết công dụng của nó

Chúng ta thường có thói quen bỏ vỏ khoai tây khi nấu ăn

Bên cạnh đó, vỏ khoai tây cũng nhiều chất sắt. Nếu muốn phòng ngừa thiếu sắt hoặc thiếu máu, tốt nhất là bạn nên ăn vỏ khoai tây cùng với rau. Người ta cho rằng vỏ khoai tây chứa nhiều sắt sẽ làm tăng lượng sắt trong cơ thể.

Tốt cho tiêu hóa

Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), phần thịt củ khoai tây có kích cỡ trung bình thường chứa khoảng 2gr chất xơ, tuy nhiên lượng chất xơ phần vỏ còn nhiều hơn thế rất nhiều. 28gr vỏ cung cấp nhiều hơn gấp năm lần chất xơ có trong 28gr thịt khoai tây.

Số lượng chất xơ không hòa tan trong vỏ củ khoai tây kích thích tiêu hóa và thúc đẩy sự ổn định của ruột. Các chuyên gia cho biết nếu bạn duy trì thói quen ăn loại củ này cùng với vỏ, bạn có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng vì chất xơ cải thiện hệ tiêu hóa.

Bạn sẽ không bao giờ vứt bỏ vỏ khoai tây nữa nếu biết công dụng của nó

Các chuyên gia cho biết nếu bạn duy trì thói quen ăn loại củ này cùng với vỏ, bạn có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng vì chất xơ cải thiện hệ tiêu hóa.

Cải thiện lượng đường trong máu

Từ trước đến nay, khoai tây luôn được xem là một trong những loại rau củ giàu tinh bột vì chứa nhiều carbohydrate phức hợp. So với ngũ cốc, đậu và các loại rau khác, thành phần carbohydrate trong phần thịt khoai tây dễ bị chia nhỏ thành nhiều loại đường như sucrose, glucose, fructose và được hấp thụ vào máu. Đó là lí do vì sao ăn nguyên phần thịt khoai tây sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng. Vì thế các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường cần tránh sử dụng loại thực phẩm này.

>> ĐỪNG BỎ LỠ: Khoai tây lắc phô mai ngon như ngoài hàng

Nếu muốn hạn chế tình trạng gia tăng lượng đường trong máu, mọi người nên ăn khoai tây nguyên vỏ. Các chất xơ hòa tan trong vỏ khoai tây giúp thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày của bạn lâu hơn và làm chậm tốc độ các loại đường nhập vào dòng máu của bạn.

Một trong những món ăn đơn giản nhất chế biến từ vỏ khoai tây là bim bim vỏ khoai tây, chị em tham khảo công thức dưới đây:

Theo Thanh Loan (Dịch từ livestrong) (Khám phá)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm