Nội dung

Khi nói đến việc bảo vệ an toàn cho bé, có những nguyên tắc bạn hẳn đã biết rất rõ như: nên để bé nằm ngửa khi ngủ, để các chất hóa học xa khỏi tầm với của bé hay không bao giờ để bé chơi một mình khi ở trên cao,… và hàng ngàn điều nữa. Thế nhưng dù có cố gắng đến đâu bạn vẫn có thể mắc phải 7 sai lầm nghiêm trọng sau khiến bé gặp nguy hiểm.

Để bé ngủ trên ghế ngồi ô tô dành cho trẻ em.

Khi bé ngủ gật trên ô tô hẳn không bậc cha mẹ nào muốn đánh thức bé dậy, liền chọn cách bế bé cùng cả chiếc ghế ngồi vào nhà. Vậy nhưng, theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 của tạp chí Nhi khoa, việc để trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 2 tuổi ngủ trong ghế ngồi ô tô hay các loại ghế tương tự có thể dẫn đến nhiều tổn thương thậm chí là tử vong.

“Khi ngủ ngồi trên ghế, đầu bé sẽ gục về phía trước. Điều này khiến bé không có đủ không khí để thở hoặc bị tức thở do các dây đai thít chặt” – Trưởng khoa chăm sóc đặc biệt, bác sĩ Katie McPeak, tại bệnh viện nhi Christopher, Philadelphia cho biết – “Nếu trẻ ngủ trên xe khi bạn đang di chuyển, sẽ không có gì nguy hại cho bé miễn sao ghế ngồi đặt an toàn, cố định trong xe và bé nằm đúng tư thế. Khi về đến nhà hãy bế bé ra khỏi ghế và đặt bé nằm thật thoải mái trong nôi”.

 7 sai lầm nhiều bố mẹ mắc phải khiến con gãy chân ngạt thở

Bạn và bé cùng nhau chơi cầu trượt

Sẽ thật vui nếu bạn và bé có thể cùng nhau chơi cầu trượt hay đơn giản bạn chỉ muốn chắc rằng bé con của mình luôn an toàn trong suốt quá trình vui chơi. Thế nhưng chưa chắc điều đó đã là đúng đắn. Một thống kê về tình trạng gãy xương cẳng chân ở trẻ nhỏ trong giai đoạn 11 tháng tuổi đã chỉ ra rằng có đến 14% các trường hợp xảy ra khi trẻ ngồi trên đùi người lớn để chơi cầu trượt.

Quản lí trung tâm nghiên cứu và các chính sách liên quan đến chấn thương của Bệnh viện Nhi quốc gia, bang Ohio - bà Tracy Mehan, cho hay: “Khi trượt cầu trượt, chân hoặc giầy của bé có thể chạm xuống mặt cầu, với sức nặng của người lớn cùng đà trượt từ trên xuống có thể khiến chân bé bị trẹo hoặc gãy”. Tốt hơn hết là để bé chơi một mình. Bà Mehan cũng cho biết thêm: “Nên đặt bé ở khoảng giữa của cầu trượt. Ba mẹ có thể đứng bên đỡ bé để thêm phần yên tâm”.

Nếu như bé nhà bạn quá sợ khi không có cha mẹ chơi cùng, hãy lựa chọn một trò chơi khác phù hợp hơn cho đến khi bé đã thực sự sẵn sàng.

 7 sai lầm nhiều bố mẹ mắc phải khiến con gãy chân ngạt thở

Phanh xe đẩy không thực sự được tận dụng

“Các ông bố bà mẹ đều được khuyên khóa phanh khi rời tay khỏi xe đẩy, thế nhưng không nhiều người chú ý đến việc đó” – Bà Mehan khẳng định. Chỉ một giây phút lơi là, ai đó đi qua va vào chiếc xe, bé lớn nhà bạn đẩy em đi hoặc thậm chí là chính bé đùa nghịch mà lăn đi mất. Điều đó sẽ thật nguy hiểm nếu bạn đang ở trên tầng cao hoặc chiếc xe đẩy lăn ra đường hay bãi đậu xe và bị các phương tiện đụng phải.

Bạn cũng nên đóng phanh xe đẩy khi đặt bé vào hoặc bế bé ra hay khi bạn cúi xuống cất đồ dưới gầm xe. Hãy hình thành thói quen đóng phanh bất cứ khi nào bạn rời tay khỏi xe dù rằng chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Hãy luôn ghi nhớ: Tay ra, phanh vô!

Sử dụng thêm các phụ kiện đỡ đầu cho ghế ngồi ô tô của bé.

Nếu các phụ kiện không phải của nhà sản xuất thì đừng sử dụng chúng. Các dụng cụ đỡ đầu, đệm toàn thân cho bé hay dây đai an toàn đều có thể gây nguy hiểm. “Nếu một sản phẩm không được thiết kế riêng biệt cho một loại ghế ngồi xe hơi cho trẻ nhất định thì đồng nghĩa với việc tính an toàn của sản phẩm ấy chưa được kiểm chứng. Điều đó có thể làm thay đổi cấu trúc ghế ngồi đã được thiết kế sẵn và mang đến những thương tổn cho bé” – bác sĩ McPeak nhận định.

Điều đó cũng đúng với các phụ kiện khác như chăn bông hoặc áo khoác mùa đông. Bác sĩ McPeak cũng cảnh báo thêm rằng: “Các phụ kiện được trang bị thêm có thể tạo ra một khoảng cách với dây an toàn đủ rộng để có thể khiến bé tụt khỏi ghế ngồi khi xe phanh gấp."

Ngoài ra, để giữ ấm cho bé, bác sĩ cũng khuyên rằng nên đắp chăn hoặc áo bên ngoài dây đai an toàn thay vì đắp trực tiếp lên người bé. Nếu bạn thực sự muốn sử dụng thêm các phụ kiện hãy hỏi ý kiến nhà sản xuất để chắc rằng có những sản phẩm dành riêng cho chiếc ghế của bé nhà bạn.

 7 sai lầm nhiều bố mẹ mắc phải khiến con gãy chân ngạt thở

Em bé ăn hoặc uống trong khi đang di chuyển.

“Chúng ta vẫn biết, khi bé mè nheo trong suốt chuyến đi, không gì tốt hơn một gói bim bim hay một bình nước ngọt dành cho bé. Nhưng nếu bé bị nghẹn, bạn sẽ không hề biết bởi bạn không thể nhìn thấy bé qua gương chiếu hậu và bé cũng không thể phát ra tiếng khi đang ngạt thở” – đồng tác giả của cuốn “Raising a Healthy, Happy Eater” (Tạm dịch: Những người tiêu dùng khỏe mạnh và hạnh phúc”), bà Melanie Potock nói.

Dù cho bạn đã phát hiện ra bé bị nghẹn, cũng thật khó để có thể sơ cứu cho bé kịp thời khi đang tham gia giao thông. Thêm vào đó, các loại ống hút của các bình nước ngọt có thể gây nên các vết xước trên mặt bé nếu bạn phanh quá gấp. Hãy chọn các loại ống mềm bằng silicon thay vì các loại ống hút nhựa thông thường.

Bạn hãy sắp xếp thời gian cho chuyến đi thật hợp lí để bé có thể có một bữa ăn thoải mái trước hoặc sau khi di chuyển. Nếu thực sự bé cần được cho ăn trên xe, hãy sắp xếp một chỗ thật an toàn, thoải mái ở ghế sau và ngồi cùng bé. Các loại ngũ cốc hình vòng, không đường và dễ tan luôn là những lựa chọn tuyệt vời cho bé trong các chuyến đi.

Bé nhà bạn quá yêu thích động vật

Như chúng ta vẫn biết, trẻ con và ngay cả các em bé đều rất yêu thích động vật. Bé sẽ không ngại ngần chạy đến vuốt ve khi thấy một chú chó có lông xù đáng yêu. Nhưng đó thực sự không phải một ý tưởng tuyệt vời. Động vật nói chung không riêng loài chó thường rất khó đoán. Cách trẻ nhỏ bất ngờ chạy lại có thể khiến động vật nghĩ rằng đó là sự đe dọa. Điều này thì thật nguy hiểm.

Dù là khi còn rất nhỏ, bạn cũng nên dạy trẻ các cách tương tác với động vật. “Hãy dạy trẻ biết rằng: Mỗi khi muốn đến gần một con vật nào đó luôn cần có sự cho phép và đi cùng người lớn” – bà Mehan nói – “Hãy đi đến bên người chủ, xin sự đồng ý và hỏi xem chú chó muốn được làm quen theo cách nào”. Một vài chú chó muốn được nhìn thấy tay bạn trước mặt nó, một số khác thì cần bạn đứng bên cạnh để không cảm thấy bị đe dọa. Hãy chỉ cho trẻ cách vuốt ve, khuyến cáo với việc xoa đầu một chú chó, dạy bé cách cư xử lịch sự cho dù là với một con vật và cuối cùng dạy bé biết nói lời cảm ơn người chủ và tạm biệt chú chó khi ra về.

 7 sai lầm nhiều bố mẹ mắc phải khiến con gãy chân ngạt thở

Bố mẹ phải cẩn thận khi để bé chơi với vật nuôi (Ảnh minh họa)

Bạn che chắn xe đẩy để bảo vệ con khỏi ánh nắng mặt trời.

Nếu phải ra ngoài trong một ngày quá nóng nực, bạn có thể che một chiếc chăn lên trên xe đẩy để hạn chế việc bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu ở Thụy Điển, chỉ với một chiếc chăn dù là mỏng nhất cũng có thể làm giảm sự lưu thông khí làm nhiệt độ trong xe đẩy tăng lên, khiến bé có nguy cơ sốc nhiệt, nghẹt thở thậm chí là đột tử.

Bác sĩ McPeak cho biết: “Nhiệt độ cơ thể của trẻ nhỏ có thể tăng lên trong thời gian ngắn hơn so với người lớn rất nhiều. Vì vậy, che chắn xe đẩy chưa bao giờ là một ý kiến hay”. Để bảo vệ bé khỏi ánh nắng và hơi nóng, hãy ở trong nhà (nếu có thể) nếu nhiệt độ lên quá cao, sử dụng màn che, ô (loại gắn liền với xe đẩy) và nhớ luôn luôn kiểm tra xem bé có bất kì dấu hiệu nào của việc khó chịu hoặc kiệt sức vì nóng.

 7 sai lầm nhiều bố mẹ mắc phải khiến con gãy chân ngạt thở

7 sai lầm nhiều bố mẹ mắc phải khiến con gãy chân ngạt thở

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm