Cam sành Hà Giang từ lâu vẫn được xem là một trong loại cam ngon được xếp vào hàng đặc sản của Việt Nam. Cam sành Hà Giang có vỏ sần sùi, dày màu xanh khi chín vỏ chuyển màu vàng, quả tròn. Giống cam này có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và có pha chút dôn dốt nhưng rất ngon. Tép cam mọng nước màu vàng, nhiều múi rất thích hợp để ép lấy nước hoặc có thể sử dụng trực tiếp sau khi bóc vỏ.
Ảnh: Cam sành Hà Giang chuẩn bị vào mùa thu hoạch (vietq.vn)
Vụ thu hoạch của giống cam này vào tháng 12 dương lịch khoảng tháng 10 và 11 âm lịch gần sát với thời gian phục vụ cho dịp Tết. Trọng lượng mỗi quả cam sành trung bình từ 2 đến 2,5 lạng.
2. Cam Cao PhongThị trấn Cao Phong – Huyện Cao Phong – Tỉnh Hòa Bình - vùng đất nổi tiếng về cam, quýt... Và Cam Cao Phong đã trở thành thương hiệu đặc sản không còn xa lạ với bất kì ai.
Ảnh: vatgia.com
Cam Cao Phong bao gồm nhiều giống cam được trồng trên đất Cao Phong như cam lòng vàng vị ngọt, sánh và được coi là loại cam đặc biệt nhất ở đây. Loại cam này có vỏ mỏng dính, có mùi thơm nhẹ, đặc biệt ăn ngọt mát cứ không khé như những loại quýt khác. Và cuối cùng là cam xã Đoài có vỏ vàng đều, ít hạt ăn cũng khá ngọt.
Ảnh: camcaophong
Thời gian bắt đầu thu hoạch của cam Cao Phong khoảng từ đầu tháng 10, thời điểm cao nhất là từ tháng 11 âm lịch. Đi qua thị trấn Cao Phong, xã Thu Phong, Dũng Phong... bạn có thể dễ dàng thấy hàng trăm sạp bày bán loại cam đặc sản ở vùng đất Cao Phong này.
3. Cam VinhNói đến cam Vinh, ắt hẳn nhiều người nghĩ rằng những trái cam được trồng trên đất Vinh, tuy nhiên không phải vậy. Cam Vinh chỉ là tên gọi, còn vùng đất trồng cam Vinh nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An. Được trồng tại các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An, nơi có khí hậu nóng bức, đất vùng đồi, nhiều gió nên những trái cam thường không được đẹp mẫu như các vùng khác. Người nội trợ khéo léo sẽ biết cách chọn những quả cam tươi có đáy quả hơi vàng hoặc đỏ, nhiều rám, nắn mềm tay (do quả chín thì vỏ mỏng), phần cuống lõm xuống so với phần xung quanh.
Cam Vinh càng rám càng ngọt - Ảnh: nguoiduatin
Đặc trưng của cam Vinh ở chỗ vỏ rất mỏng, tép bên trong có màu vàng nhạt, khi ăn, trái có vị ngọt thanh, cũng có quả có vị chua nhẹ. Cam Vinh bắt đầu chính vụ từ tháng 10 âm.
Cam Vinh - Ảnh: lamchame
4. Cam Bù Hà TĩnhKhi nhắc đến các loại cam ngon và nổi tiếng thì người dân Hà Tĩnh có thể tự hào bởi vùng đất của mình có giống cam tuyệt vời mang tên Cam Bù. Cam Bù được trồng ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và được xem là thứ quà tặng tuyệt diệu của thiên nhiên.
Ảnh:enbac
Cũng giống như các loại cam khác, cam Bù Hà Tĩnh có dạng hình cầu, vỏ mịn nhẵn, màu vàng đỏ, vị ngọt thơm và nhiều nước. Cam Bù là giống cam chín khá muộn, thường chín và thu hoạch đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên giá trị kinh tế cao, một cân cam có giá từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng/kg.
5. Cam XoànCam Xoàn là đặc sản nổi tiếng của miền Tây bởi vị ngọt, ngon đậm đà khó quên. Cam xoàn là giống cam ít hột, thơm ngon và ngọt nhất. Cam Xoàn có hình tròn, vỏ mỏng màu vàng nhạt, có những vòng xoáy như đồng tiền, ruột vàng, ăn có vị ngọt đậm, thanh mát, mùi thơm nhẹ.
Ảnh: fruitvietnam.com
Cam Xoàn ruột vàng, vị ngọt thanh hơn quýt, trái to, cây từ 3 năm tuổi trở lên có trái quanh năm. Đặc điểm của cam Xoàn là có mùi thơm nhẹ, trái càng nhỏ thì vị càng ngọt thanh, chắc múi. Cam Xoàn từ khi ra hoa và thu hoạch là 9 tháng.
Ảnh: facebook
6. Cam canhĐược xếp vào hàng trái cây đặc sản, cam canh không chỉ được bán với giá cao mà còn không dễ để mua được. Cam canh vốn được trồng ở làng Canh, Hoài Đức, Hà Nội, sau này cây cũng được phổ biến ở một số địa phương khác như Bắc Giang, Yên Bái, Hòa Bình… nhưng vị ngọt, thơm như “bản gốc” thì không thể bằng.
Ảnh: cayhoacanh
Cam canh màu vàng cam nhìn hơi giống quýt, lớp vỏ mỏng, thơm dịu khi ăn bóc vỏ rồi tách từng múi thưởng thức chứ không bổ ra giống cam thường. Khi ăn, loại cam này có vị ngọt mát rất đặc trưng. Vào ngày Tết, cam canh được xem là một món quà quý để đem đi biếu, hoặc bày mâm ngũ quả nên giá rất cao, thậm chí nhiều khi có tiền muốn mua được cam canh chuẩn cũng không dễ vì nhiều nhà đã đặt từ khi cây bắt đầu ra hoa.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet