Không chỉ vậy, bạn còn có thể gặp những loại điện thoại di động không cũ lắm, thậm chí mới có trên thị trường khoảng một, hai năm trở lại đây, nhưng đã được các cửa hàng cho nạp vào các phần mềm của máy có thế hệ mới hơn trong dòng họ của chúng, thay đổi vỏ cho phù hợp.
Một số cách nhận diện máy "có vấn đề"
Độ đen của màn hình: Thông thường, khi bật nguồn máy của Nokia, bạn sẽ thấy màn hình xuất hiện lần lượt như sau: Một nền đen, sau đó chuyển sang màn hình trắng trong khoảng từ 1-2 giây, tiếp đến là cột pin bên góc phải phía trên, rồi Startup Logo của Nokia với hai bàn tay bắt nhau và vào mạng. Trong khi đó, ở các máy lên đời tính từ lúc bật nguồn đến lúc màn hình chuyển từ đen sang trắng phải mất đến 5-6 giây, sau đó mới xuất hiện cột pin, Startup Logo của Nokia. Một số máy lên đời có "màn hình đen hơn so với máy thường và chỉ có những người rành về máy mới nhìn thấy được. Riêng với loại Nokia 8310, số lượng máy lên đời rất ít, nhưng bạn phải nhờ đến các chuyên viên sửa chữa điện thoại di động thẩm định mainboard mới biết được. Điều này có nghĩa là người bán phải cho phép mở máy để kiểm tra. Nếu họ từ chối đề nghị được xem bên trong máy của bạn, bạn nên bỏ ngay ý định mua chiếc máy này dù được chào với giá rất mềm.
Số thứ 15 "hộ mệnh": Bạn nên nhớ con số thứ 15 (số cuối cùng) trong dãy số IMEI vì nó giống như một lá bùa "hộ mệnh" giúp bạn loại trừ máy lên đời. Thao tác như sau, bạn bấm *#06# hay *#92702689# để xem con số thứ 15 của dãy số IMEI gốc trong máy. Nếu số này và số 15 trên tem dán sau lưng máy trùng với nhau bạn có thể yên tâm. Trong số IMEI, con số thứ 15 này không dùng, nó được tính ra từ 14 con số đầu tiên, nên trên các tem giả có thể con số này không trùng với IMEI của máy và quan trọng là chưa có thông tin nào cho thấy có thể thay đổi con số cuối này trên máy.
Độ sắc nét của ốc vít: Mở vỏ mặt trước của máy ra, bạn sẽ thấy 6 con ốc vặn trên board bàn phím. Nếu máy "zin" thì 6 con ốc này chưa mở, nên các cạnh trong của 6 con ốc này rất sắc và chưa có dấu mở và trên mặt kiếng màn hình không có dấu tay. Các máy lên đời thì các cạnh của ốc không còn sắc nữa mà có dấu vặn ra vặn vào, và nhiều máy còn để lại dấu tay của người thợ trên màn hình trong quá trình lắp ráp thủ công.
Bảo hành màn hình Samsung: Nếu bạn mê Samsung, đây là những thông tin bạn cần nhớ. Các máy Samsung như A800, T400, T500 rất dễ gặp các sự cố bus dây liên quan đến màn hình như màn hình trong, ngoài bị trắng hay mất đèn màn hình trong và ngoài. Một số cửa hàng bán máy điện thoại di động thường cố tình phớt lờ về sự cố này, không bảo hành màn hình. Do vậy, khi mua máy điện thoại di động cũ nhãn hiệu của Samsung bạn nên thỏa thuận với người bán về vấn đề bảo hành dây màn hình. Bạn có thể sẽ phải trả thêm một ít chi phí vì chuyện này, nhưng bạn đã loại bỏ bớt một rắc rối thực sự khi mua điện thoại di động cũ.
Tránh xa máy lề đường: Mua điện thoại di động cũ ở lề đường như ở Hùng Vương, Lê Đại Hành, Nguyễn Kiệm là cầm chắc trong tay 10/10 phần thua. Biết thế, nhưng nhiều người vẫn không kìm lòng vì giá quá rẻ và bị lừa. Những người bán ở khu vực này thường sẽ giới thiệu cho bạn một máy tốt để bạn thử thường là gọi, nhận và gửi tin nhắn, nhưng khi tính tiền họ sẽ tìm cách đổi bằng một máy hư có mầu vỏ giống như vậy và khoảng 99,99% các máy này không thể sửa chữa được.
Đến cửa hàng quen: Thông thường máy điện thoại di động cũ được bảo hành trong một tháng, khoảng thời gian này cũng đủ để bạn xác định tương đối chất lượng chiếc điện thoại di động đã mua. Cách an toàn nhất, bạn nên tìm đến một cửa hàng quen hoặc nhờ bạn bè giới thiệu. Những người này thường thông báo tình trạng máy cho bạn và giá cả thuận mua vừa bán.
(Theo Người Lao Động)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet