Nội dung
Mục Lục
Chọn nguyên liệu nấu giả cầy
Hướng dẫn sơ chế chân giò
Cách nấu giả cầy chân giò kiểu miền Bắc
Cách nấu giò heo giả cầy miền Trung
Cách nấu giả cầy miền Nam
MỘT SỐ CÁCH NẤU GIẢ CẦY NGON KHÁC
1. Sườn non nấu giả cầy
2. Cách nấu giả cầy từ thịt vịt
3. Bún giả cầy
Giả cầy ăn kèm với món gì?
Nấu giả cầy bị mặn, đắng phải làm sao?
Giả cầy bao nhiêu calo?

Giả cầy được biết đến là một trong những món ăn ngon mà nhiều người Việt vô cùng yêu thích. Cách làm giả cầy rất đơn giản, bạn có thể kết hợp nhiều loại nguyên liệu để chế biến nên món ăn này.

Thông thường, người ta sử dụng một số loại thịt như: Thịt chân giò lợn, thịt vịt, thịt gà… để chế biến món ăn. Ngoài nguyên liệu chính là thịt thì giềng, mẻ, mắm tôm là gia vị không thể thiếu.

Trong bài viết này, Bếp Eva sẽ hướng dẫn bạn cách nấu giả cầy thơm ngon, tròn vị theo 2 miền Bắc - Nam, đảm bảo ai ăn cũng thích mê.

Chọn nguyên liệu nấu giả cầy

Món giả cầy thường được làm từ thịt chân giò heo. Bạn có thể mua chúng ở bất cứ cửa hàng thịt nào thế nhưng để chọn được phần chân ngon thì không phải ai cũng biết cách.

Trước hết, thịt chân giò sẽ chia thành 2 loại là chân giò trước và chân giò sau. Thường người ta sẽ chọn chân giò trước cho món giả cầy. Bởi thịt mỏng, nhiều gân và mềm ngọt hơn. Ngược lại, phần chân sau lại nhiều mỡ, dễ bị ngấy.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Bên cạnh đó, khi mua chân giò, bạn còn cần lưu ý 2 điểm cơ bản sau:

- Độ tươi của thịt: Nên mua phần thịt có màu hồng tươi rói, vết cắt sáng và khô, đặc biệt không bị hôi, tanh cũng như các hạt lạ trên bề mặt.

- Kiểm tra độ đàn hồi của thịt. Ưu tiên khối thịt rắn chắc, thớ đều.

Trong cách nấu giả cầy truyền thống, ngoài thịt chân giò ngon còn có 2 loại gia vị không thể thiếu là mẻ và mắm tôm.

Về mẻ nấu giả cầy thì bạn có thể dùng mẻ làm sẵn ở nhà hoặc mua tại các cửa hàng bán đồ khô ở chợ. Mẻ ngon sẽ có màu tươi sáng, cơm mẻ nhuyễn, mềm, mùi chua dịu nhẹ.

Đối với mắm tôm, loại ngon sẽ có màu sẫm giống sim tím, khi ngửi thấy mùi hơi nồng và không có vị tanh.

Hướng dẫn sơ chế chân giò

Hiện nay, đa số các quầy bán thịt lợn đều sơ chế sẵn phần thịt chân giò nấu giả cầy. Trong trường hợp bạn mua thịt chân giò chưa qua sơ chế thì có thể tham khảo các bước dưới đây.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

- Chân giò mua về đem khò cho lớp da vàng đều để thui hết phần lông trên bề mặt.

- Cho chân giò vào chậu nước, chà sạch cho tới khi da heo không còn vết đen bám lại.

- Chặt phần chân giò thành từng miếng vừa ăn sau đó đem chần qua nước sôi chừng 3 phút thì rửa lại với nước lạnh, để ráo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chanh/giấm hoặc muối hột chà xát lên bề mặt chân giò để khử sạch mùi hôi thay vì chần trong nước sôi nhé.

Cách nấu giả cầy chân giò kiểu miền Bắc

Người miền Bắc có cách nấu giả cầy cực kỳ ngon. Bằng những nguyên liệu dễ kiếm, gia vị quen thuộc có sẵn trong nhà bếp cùng 1 vài thao tác đơn giản là bạn đã có ngay món giả cầy ngon chiêu đãi cả gia đình.

Nguyên liệu làm giả cầy

- 2 cái chân giò

- 1 củ riềng

- 2 thìa mắm tôm

- 2 thìa mẻ

- 1 thìa bột nghệ

- 3 cây sả

- 1 củ hành khô

- Nước mắm, muối, hạt nêm...

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Nguyên liệu chính nấu món giả cầy ngon

Cách nấu giả cầy bằng thịt chân giò ngon

Bước 1: Sơ chế chân giò và nguyên liệu khác

- Chân giò mua về, rửa với nước sạch, dùng ít muối hạt sát đều và rửa thật sạch lại. Tiếp đó cho chân giò lên bếp ga hoặc bếp than thui cháy toàn bộ phần lông còn sót lại, thui cho phần thịt hơi xém xém lại là được. Khi thui hãy thui bằng lửa to để giúp bì lợn thơm hơn và khi nấu giả cầy sẽ giòn ngon hơn.

- Chân giò thui xong cạo bỏ phần cháy, rửa lại cho sạch rồi chặt thành khúc vừa ăn.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Với cách nấu giả cầy này, thịt chân giò phải thui cho sạch hết lông, rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn

- Riềng rửa sạch, thái lát. Sả bỏ bớt phần vỏ già, rửa sạch, cắt khúc nhỏ. Hành khô băm nhỏ.

- Cho riềng và sả vào máy xay xay nhỏ.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Xay nhỏ riềng, sả

Bước 2: Cách ướp giả cầy

- Cho riềng, sả, mẻ, mắm tôm, bột nghệ và 1 thìa canh nước mắm vào thịt chân giò đã chặt, đảo thật đều rồi ướp khoảng 1 - 2 tiếng.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Ướp giả cầy cho ngấm

Bước 3: Nấu giả cầy

- Phi thơm hành khô băm với ít mỡ lợn hoặc dầu ăn(nhớ là cho ít nếu không sẽ làm mất vị riềng mẻ). Cho thịt giò heo đã ướp vào sào, đảo đều cho đến khi thấy thịt chân giò săn lại.

- Thịt chân giò săn lại thì cho nước xâm xấp vào nồi và đun lửa nhỏ. Nấu thịt giả cầy cho đến khi nước cạn gần hết, thịt giả cầy chín mềm thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Nấu tiếp cho đến khi nước sốt còn lại sệt sệt thì tắt bếp.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Nấu thịt giò heo giả cầy

Hoàn thành và thưởng thức

Cách nấu giả cầy này sẽ cho ra món ăn ngon xuất sắc. Múc giả cầy ra bát và ăn khi còn nóng. Thịt chân giò thơm thơm mùi riềng, mẻ, mắm tôm, chân giò mềm mềm, da có độ giòn giòn ăn rất ngon.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

- Giả cầy ăn với rau gì?: Thịt giả cầy thường ăn với rau mùi tàu, rau ngổ, húng quế, rau răm, tía tô, lá mơ lông…

- Món thịt chân giò nấu giả cầy ăn với cơm trắng vào những ngày trời mát rất đưa cơm.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Cách nấu giò heo giả cầy miền Trung

Cách nấu giả cầy của người miền Trung cũng không có quá nhiều sự khác biệt so với miền Bắc.

Nguyên liệu

- Thịt chân giò heo: 1.5kg

- Mẻ: 3 thìa

- Mắm tôm: 4 thìa

- Sả: 3 cây

- Hành tím: 3 củ

- Riềng: 1 củ

- Bột nghệ: 1 thìa

- Rau răm, rau sống ăn kèm

- Gia vị: Hạt nêm, bột canh…

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Hướng dẫn cách nấu giả cầy miền Trung

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Thịt chân giò mua về đem sửa sạch (hầu hết các cửa hàng thịt heo hiện nay đều đã sơ chế qua phần chân giò nấu giả cầy vì thế bạn có thể tiết kiệm được thời gian chế biến).

- Dùng muối hạt chà xát lên bề mặt của chân giò để loại bỏ toàn bộ mùi hôi cùng chất bẩn còn sót lại.

- Chặt chân giò thành từng miếng vừa ăn.

- Rau thơm rửa sạch.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Bước 2: Ướp thịt chân giò

- Riềng, sả đem xay hoặc giã nhuyễn rồi cho vào bát thịt chân giò đã chặt miếng.

- Nêm vào bát thịt: 4 thìa mắm tôm, 3 thìa mè, 1 thìa bột nghệ cùng 1 chút hạt nêm sau đó trộn đều lên.

Thịt chân giò ướp khoảng 1 - 3 tiếng như thế thịt mới ngấm gia vị, khi ăn sẽ đậm đà hơn.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Bước 3: Nấu giả cầy

- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ. Đặt nồi lên bếp rồi cho vào đây chừng 2 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn trút hành tỏi vào phi thơm rồi cho phần thịt chân giò đã ướp vào đảo cùng.

- Dùng đũa đảo đều cho tới khi thịt chân giò săn lại thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

- Cho 1 bát nước vào nồi rồi đậy nắp, đun cho tới khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa ninh nhừ.

Khi nếm thử thấy thịt thơm, mềm, đậm đà thì có thể thưởng thức được rồi.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Bước 4: Thành phẩm

Cách nấu giả cầy miền Trung đơn giản mà thơm ngon. Phần thịt chân giò chín mềm, da giòn, khi ăn cảm nhận rõ được vị đậm đà của các loại gia vị. Món này ăn cùng cơm trắng hoặc bún tươi thêm chút rau sống thì quả là hết sảy.

Cách nấu giả cầy miền Nam

Vẫn sử dụng 1 vài loại nguyên liệu chính như thịt chân giò heo, riềng, mẻ, mắm tôm nhưng người miền Nam lại thêm nước dừa và tiết heo để món giả cầy trở nên hấp dẫn hơn.

Nấu giả cầy miền Nam cần những gì?

- Thịt chân giò heo: 1.5kg

- Riềng: 2 củ

- Nước dừa tươi: 1 bát to

- Tiết heo: 2 thìa

- Sả: 3 củ

- Mẻ: 4 thìa

- Hành tím, tỏi khô

- Mì chính, bột nghệ, hạt nêm, muối, mắm tôm…

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Cách nấu giả cầy miền Nam

Bước 1: Sơ chế các loại nguyên liệu

- Thịt chân giò đem rửa thật sạch, bạn có thể dùng muối để chà xát lên bề mặt chân giò nhờ đó sẽ loại bỏ được toàn bộ cặn bẩn còn sót lại cùng mùi hôi khó chịu rồi chặt miếng dày khoảng 1 lóng tay.

- Các loại gia vị cũng làm sạch: Riềng, sả rửa sạch giã nhuyễn; hành tỏi bóc vỏ băm nhuyễn…

- Rau thơm ăn kèm rửa thật sạch, để ráo nước.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Bước 2: Ướp thịt chân giò

Để món giả cầy thơm ngon, đậm đà thì thao tác ướp thịt là không thể thiếu.

- Cho thịt chân giò vào bát tô rồi thêm vào đây phần giềng, sả đã giã nhỏ, 2 thìa mẻ, 1 thìa mì chính, 1 thìa bột nghệ, ½ thìa nước mắm ngon, ½ thìa đường trắng. Dùng đũa trộn đều các nguyên liệu lên và để chừng 30 phút cho ngấm gia vị.

Bạn dễ nhận ra trong cách nấu giả cầy này, mắm tôm không được sử dụng ở khâu ướp thịt.

Bước 3: Nấu giả cầy

- Bắc nồi sạch lên bếp sau đó thêm khoảng 2 thìa dầu ăn vào đun nóng. Tiếp đến, bỏ hành và tỏi băm vào phi thơm.

- Trút thịt chân giò đã ướp ở bước 2 vào xào tới khi săn lại thì cho nước dừa tươi vào đun.

- Nồi chân giò sôi, bạn vặn nhỏ lửa và ninh trong khoảng 1 tiếng là thịt chân giò đã chín mềm.

Lúc này, bạn mới nêm 2 thìa tiết heo, 1 thìa mắm tôm vào đảo đều. Khi nồi thịt giả cầy sôi trở lại thì tắt bếp rồi múc ra thưởng thức.

Ở cách nấu giả cầy miền Nam, mắm tôm được cho vào sau cùng vừa đảm bảo được hương vị chuẩn của món ăn lại tránh được tình trạng món giả cầy bị nồng, không ngon.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Bước 4: Thành phẩm

Món thịt giả cầy nóng hổi múc ra đĩa, dọn lên kèm 1 đĩa rau sống, chút bún tươi là chuẩn bài. Phần thịt chân giò chín thơm mềm rất vừa miệng. Nhờ sử dụng nước dừa nên món ăn béo ngậy và hấp dẫn hơn. Đặc biệt phần nước sốt sánh sệt thơm lừng ai ăn cũng thích mê.

Ngoài bún, bạn cũng có thể ăn kèm với bánh mì, cơm trắng là tuyệt vời nhất nhé.

Cách nấu giả cầy heo này phải ăn nóng mới ngon, để nguội sẽ rất dễ có mùi tanh, không ngon. Nếu không ăn hết, hãy cho giả cầy vào bát tô có nắp đậy rồi bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Khi ăn, bạn chỉ cần làm nóng lại là có thể thưởng thức.

Tuy nhiên, chỉ nên ăn trong ngày, tránh để lâu vừa ảnh hưởng tới hương vị của món ăn, vừa dễ bị biến chất.

MỘT SỐ CÁCH NẤU GIẢ CẦY NGON KHÁC

Ngoài cách làm món giả cầy với giò heo đơn giản trên thì có thể sử dụng thịt vịt, sườn non để nấu thành các món giả cầy ngon hấp dẫn.

1. Sườn non nấu giả cầy

Nguyên liệu làm sườn non giả cầy

- 500g sườn non

- Riềng, sả

- Mắm tôm, mật mía (hoặc đường nâu)

- Nước mắm, hạt nêm, mì chính.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Cách nấu giả cầy sườn non

Bước 1: Sườn non chặt khúc vừa ăn, chần với nước sôi khoảng 3 phút rồi đổ ra rửa thật sạch lại với nước.

Bước 2: Riềng rửa sạch, cạo bớt vỏ, thái lát. Sả bóc hết vỏ già, rửa sạch đập dập băm nhỏ.

Bước 3: Cho riềng, sả, mắm tôm, mật mía, hạt nêm, mì chính, nước mắm với lượng vừa phải vào ướp với sườn. Bóp sườn cho thấm đều các gia vị rồi ướp 30 phút.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Ướp sườn với riềng, sả, mắm tôm

Bước 4: Bắc nồi lên bếp, cho sườn đã ướp vào sào cho săn lại thì cho 1 bát con nước lọc vào đun. Khi sôi thì hạ lửa liu riu. Rim sườn đến khi chín mềm, nước cạn sền sệt, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Món sườn non giả cầy ăn với cơm trắng hoặc bún kèm rau thơm các loại (lá mơ lông, quế, tía tô, kinh giới, húng cây, sả...) đều rất ngon.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

2. Cách nấu giả cầy từ thịt vịt

Nguyên liệu làm thịt vịt giả cầy

- Vịt xiêm: ½ con (1-1,2kg)

- 1 củ riềng, 1 củ tỏi, 1 nhánh gừng, 2 trái ớt

- Mắm tôm, mẻ, bột nghệ, muối, dầu ăn, bột nêm.

Cách nấu vịt giả cầy ngon

Bước 1: Thịt vịt làm sạch, bóp với xíu rượu, muối và gừng giã dập để khử bớt mùi hôi. Rửa sạch lại rồi để ráo. Cho lên bếp ga hoặc bếp than thui cho sạch hoàn toàn nông, phần da xem xém lại là được. Rửa sạch lại rồi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Sơ chế thịt vịt

Bước 2: Riềng cạo bớt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng nhỏ. Tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Ớt rửa sạch. Cho riềng, ớt vào máy xay hoặc cối giã nhỏ. Mẻ lọc qua rây bỏ đi phần bã.

Bước 3: Ướp thịt vịt với riềng, mẻ, mắm tôm và 1 thìa nhỏ bột nghệ để khoảng 30-45 phút cho thịt vịt ngấm gia vị.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Ướp thịt vịt

Bước 4: Bắc nồi lên bếp, thêm 1 thìa dầu ăn. Dầu nóng già cho tỏi đã băm nhỏ ở trên vào phi thơm. Tiếp đến cho thịt vịt đã ướp gia vị vào xào săn. Thịt vịt săn lại thì cho 1 ít nước sôi vào đun nhỏ lửa cho đến khi cạn hết nước, thịt vịt chín mềm. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là được.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Vịt nấu giả cầy thơm thơm, miếng thịt vịt đậm đà hương vị riềng, mẻ, mắm tôm rất đặc biệt. Món giả cầy vịt này ăn cùng cơm trắng hoặc bún ngon hết ý.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

3. Bún giả cầy

Nguyên liệu nấu bún giả cầy

- 500g móng giò + 300g thịt bắp chân giò

- Măng khô hoặc măng tươi

- 1 nhánh riềng (chọn riềng nếp có màu vàng tươi) + 2 cây sả, hành khô.

- Mẻ ngấu, mắm tôm.

- Hành lá, húng thơm, rau ngổ rửa sạch, thái rối.

- Chanh, ớt.

- Bún tươi

- Xà lách, rau thơm rửa sạch ngâm nước muối loãng, vớt ra để ráo ăn kèm với bún

Cách làm bún giả cầy

Bước 1: Móng giò và thịt bắp chân giò cuộn vào mảnh bìa carton hoặc giấy báo đem nướng vàng trên than hoa, cạo rửa sạch. Chân giò chặt miếng vừa ăn còn thịt bắp thái miếng vuông quân cờ.

Bước 2: Riềng, sả thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ vụn.

Bước 3: Măng khô ngâm cho mềm, luộc vài ba lần cho ra bớt nước nâu, xé nhỏ. Nếu bạn dùng măng củ chua thì thái con chì, luộc vài lần qua nước có bỏ muối rồi rửa sạch lại bằng nước lã. Cho măng vào xào cùng với thịt cho ngấm.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Bước 4: Trộn móng giò, riềng, sả, mắm tôm, một thìa canh nước mắm, chút hạt nêm, chút muối, mì chính và mẻ ngấu đã lọc bỏ bã. Ướp tối thiểu 30 phút cho ngấm gia vị.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Ướp thịt giả cầy

Bước 5: Đun nóng dầu ăn, phi hành cho thơm rồi cho móng giò vào xào. Cho măng khô hoặc măng tươi vào xào cùng.

Bước 6: Khi thịt bắt đầu chín thì đổ nước vào đun sôi, nêm nếm lại gia vị và độ chua tùy theo khẩu vị, vặn nhỏ lửa ninh cho đến khi thịt chín mềm. Không nên đun thịt và chân giò quá nhũn ăn sẽ không ngon, thịt chín mềm nhưng vẫn giòn giòn là được.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Nấu giả cầy

Múc giả cầy vào nồi lẩu, trong khi ăn để lửa liu riu cho nóng. Các bạn có thể dùng rây lọc mẻ lọc bỏ hết bã riềng sả nếu không thích nước dùng lợn cợn.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Bún giả cầy

Giả cầy để ăn với cơm hoặc ăn với bánh mì thì không cho nhiều nước nhé các bạn, còn cho măng thì tùy theo sở thích.

Giả cầy ăn kèm với món gì?

Nếu bạn thắc mắc giả cầy ăn kèm với món gì thì chắc chắn phải nhớ những cái tên sau:

- Đồ ăn chính: Cơm trắng, bánh mì, bún tươi.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

- Rau ăn kèm: Húng quế, rau ngổ, mùi, kinh giới, tía tô… Tùy vào sở thích của mỗi người mà chọn thêm loại rau phù hợp. Có thể thêm ít chuối xanh ăn cùng cũng rất ngon đấy.

Nấu giả cầy bị mặn, đắng phải làm sao?

Món giả cầy bị mặn bạn có thể “chữa cháy” bằng cách thêm vào nồi 1 - 2 thìa nước cốt chanh.

Lưu ý, bạn nên thêm nước cốt chanh/giấm từng chút 1 như thế sẽ tránh bị quá chua mà món ăn vẫn giữ được vị thơm ngon.

Ngoài ra, sử dụng khoai tây sống cũng là gợi ý không tồi. Bạn hãy bỏ vào nồi giả cầy 1 - 2 lát khoai tây sống. Các hợp chất có trong khoai tây sẽ hút đi vị mặn của món ăn cực kỳ hiệu quả.

Giả cầy bao nhiêu calo?

Bên cạnh cách nấu giả cầy thì cũng có không ít người quan tâm tới vấn đề giả cầy bao nhiêu calo.

Ước tính, cứ 100g thịt chân giò tươi sẽ có chứa khoảng 163 calo. Sau khi chế biến với sự tham gia của nhiều loại gia vị, nguyên liệu khác nhau thì lượng calo có trong 100g thịt giả cầy sẽ khoảng 270 calo.

Như vậy, bạn không nên ăn quá nhiều thịt chân giò nấu giả cầy trong 1 bữa ăn. Nên cân đối thực phẩm sử dụng trong bữa ăn có món giả cầy để tránh nạp quá mức calo cơ thể cần/ngày.

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

Ăn thịt chân giò nấu giả cầy có tốt không?

Chân giò là một trong những phần thịt heo chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Một vài công dụng của phần thịt này như:

- Hỗ trợ phục hồi sức khỏe đối với những người mới mổ xong.

- Tốt cho phụ nữ sau khi sinh.

- Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh.

Đối với món chân giò nấu giả cầy thì việc nêm nếm quá nhiều loại gia vị như mẻ, mắm tôm sẽ không được đánh giá cao về dinh dưỡng. Một số nhóm người không nên ăn món này:

- Bệnh nhân mắc viêm gan mãn tính.

- Người được chẩn đoán mắc bệnh sỏi thận.

- Bệnh nhân đang gặp vấn đề về cân nặng như thừa cân, béo phì.

Trên đây là một số cách nấu giả cầy ngon cũng như các thông tin hữu ích về món ăn này. Tham khảo thêm món ngon từ thịt lợn khác để bữa cơm gia đình trở nên phong phú hơn nhé. Chúc bạn thành công!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm