Nội dung

Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại rất nhiều ngộ nhận về việc điều trị cho trẻ mắc ADHD.

Không tồn tại chứng ADHD

Đây là ngộ nhận đầu tiên và thường gặp nhất trong việc điều trị cho trẻ. Nhiều phụ huynh và cả giáo viên phủ nhận sự tồn tại của ADHD, và cho rằng những biểu hiện tăng động, cáu bẳn, luôn lơ đãng, không tập trung… là do trẻ được nuông chiều, hoặc do các tác nhân khác như thị lực yếu hay tâm lý. adhd là rối loạn có thật đã được công nhận từ năm 1998. Trẻ mắc ADHD được ghi nhận có sự khiếm khuyết trong trung ương thần kinh khiến không thể tập trung và tỏ ra hiếu động quá mức.

ADHD chỉ tồn tại khi trẻ còn nhỏ, sẽ tự hết khi trưởng thành

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng các triệu chứng tăng động sẽ hết khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành. Sự thực là có tới khoảng 65% trẻ bị ADHD tiếp tục trải qua rối loạn này ở thời kỳ trưởng thành, gặp khó khăn về nghề nghiệp, dễ bị kích thích, tính tình ngang bướng, cục cằn, lập dị... Do vậy, việc phát hiện và điều trị sớm rối loạn ADHD rất cần thiết.

5 ngộ nhận trong điều trị chứng tăng động cho trẻ

Tới 65% trẻ bị ADHD tiếp tục trải qua rối loạn này ở thời kỳ trưởng thành.

Trẻ mắc ADHD là những trẻ thiểu năng, cần chữa trị trong môi trường riêng

Ngộ nhận này cũng là lý do khiến không ít cha mẹ phủ nhận việc con mình mắc ADHD. Thực tế, trẻ mắc ADHD không kém trí thông minh. Nhiều em còn có chỉ số IQ rất cao. Vấn đề của trẻ mắc ADHD là các em không thể tập trung để ổn định hành vi của mình do vậy dẫn đến kết quả học tập kém, không thể tập trung để hoàn tất công việc cần thiết. Do đó, các em cần được chữa trị để có thể hòa nhập tốt với gia đình, xã hội.

ADHD chỉ cần điều trị tâm lý là đủ, không cần phải dùng thuốc

ADHD không ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của trẻ, nên cha mẹ vẫn có quyền quyết định có sử dụng thuốc kèm theo các phương pháp điều trị tâm lý hay không sau khi được tư vấn. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho biết, cách điều trị tốt nhất hiện nay là phối hợp trị liệu điều chỉnh hành vi cùng với sử dụng thuốc.

Cha mẹ có thể tự thay đổi phác đồ điều trị cho trẻ

Điều trị cho trẻ mắc ADHD là quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì. Nhiều phụ huynh thấy bệnh tình trẻ thuyên giảm mà tự ý dừng điều trị, hoặc thấy trẻ có tiến triển chậm mà tự ý chuyển sang phác đồ điều trị khác. Điều này không giúp ích mà ngược lại thường đem đến những tác hại gấp nhiều lần cho trẻ. Quá trình điều trị gián đoạn có thể khiến bệnh của trẻ càng nặng thêm.

5 ngộ nhận trong điều trị chứng tăng động cho trẻ

Tự ý thay đổi phác đồ điều trị có thể gây hại cho trẻ.

Là những người thân thuộc nhất của trẻ, cha mẹ cần tỉnh táo, hiểu biết, đặc biệt là kiên trì và hợp tác với bác sĩ để quá trình điều trị cho trẻ thuận lợi, giúp trẻ mau chóng hòa nhập với xã hội và phát triển khỏe mạnh.

Bác sĩ Trịnh Tất Thắng - Chủ tịch Hội Tâm thần TP HCM
(Bài viết thuộc chương trình giáo dục cộng đồng về chứng ADHD được hỗ trợ bởi Janssen-Cilag LTD.

Các cơ sở khám chữa uy tín:

Hà Nội: Viện Nhi trung Ương; Viện sức khỏe tâm thần quốc gia; Bệnh viện tâm thần Hà Nội

TP HCM: Bệnh viện tâm thần TP HCM (766 Võ Văn Kiệt quận 5); Khoa Khám Tâm lý - Tâm thần trẻ em (165B Phan Đăng Lưu - quận Phú Nhuận); Bệnh viện Nhi Đồng 1; Bệnh viện Nhi Đồng

Miền Trung: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng;  Bệnh viện tâm thần Khánh Hòa

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Cách giám sát trẻ chơi máy tính bảng

Con tôi suốt ngày ôm kè kè máy tính bảng để chơi game cho đến khi hết pin. Tôi biết chơi game nhiều hại mắt và không tốt về nhiều mặt nhưng không biết làm sao để quản lý con? (Thúy Hương).

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm