Đối với trẻ nhỏ, bên cạnh “sữa” thì “bỉm” cho các bé là sản phẩm quan trọng nhất mà bố mẹ luôn quan tâm và lo lắng hàng đầu. Tuy bỉm là đồ dùng sơ sinh rất thông dụng nhưng không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết cách dùng đúng và phù hợp cho con mình. Dưới đây là một số hiểu lầm về bỉm tã khiến bé dễ mắc bệnh mà bố mẹ cần tránh:
Hiểu lầm số 1: Phải bôi phấn rôm sau khi thay tã cho bé
Thực tế là: Việc sử dụng phấn rôm sau khi thay bỉm tã cho bé là điều không cần thiết. Công nghệ sản xuất bỉm tã tiên tiến hiện nay đủ tốt để giúp da bé luôn khô thoáng. Trong phấn rôm thường chứa thành phần bột talc (mẹ có thể kiểm tra trong mục “Thành phần” (Ingredients) của lọ phấn rôm), tiềm ẩn nguy cơ cao khiến trẻ hít phải và gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp. Nhiều nhà khoa học còn cho rằng bột talc là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở bé gái.
Hiểu lầm số 2: Bỉm dạng sử dụng một lần khiến trẻ dễ bị hăm, ngứa
Thực tế là: Bỉm tã thuộc dạng giấy hay dạng sử dụng một lần đều không gây ra hăm, ngứa nếu cứ cách 2-3 tiếng, mẹ lại thay cho con một lần. Kể cả khi bé chưa “ị” ra tã, mẹ vẫn cần thay tã mới sau 3 tiếng cho con để đảm bảo vệ sinh, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm.
Hiểu lầm số 3: Cho con mặc bỉm rộng giúp chống hăm
Bỉm tã cũng giống như quần áo, cần phải vừa vặn với kích thước của bé. (Ảnh minh họa)
Thực tế là: Bỉm tã cũng giống như quần áo, cần phải vừa vặn với kích thước của bé. Một chiếc bỉm vừa với bé sẽ giúp chống rò rỉ, mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho bé. Bỉm quá lớn dễ làm tràn nước tiểu ra ngoài, bỉm quá chật dễ làm bé bí bức, khó chịu. Để tiện lợi và an toàn nhất cho con, mẹ hãy chọn mua bỉm tã theo đúng độ tuổi và cân nặng của bé.
Hiểu lầm số 4: Dùng bỉm theo gợi ý của những người xung quanh
Thực tế là: Nhãn hiệu bỉm tã này có thể phù hợp với em bé này nhưng không có nghĩa là nó sẽ phù hợp với em bé khác. Mặc dù bạn có thể tham khảo ý kiến của những người xung quanh nhưng vẫn nên thử nghiệm các loại bỉm tã khác nhau và rút ra quyết định nên chọn loại nào cho phù hợp nhất với cơ địa của con mình.
Hiểu lầm số 5: Không giặt tã vải thường xuyên
Nếu để tã vải bẩn của con chất thành đống từ 2-3 ngày để giặt một thể cho ...tiện, bố mẹ đã làm cho lượng ammoia trong nước tiểu của bé lưu lại trên tã một cách “cứng đầu” hơn, tạo ra mùi cực kì khó chịu, dễ phát sinh nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh, khó để tẩy rửa và đặc biệt là khiến trẻ có nguy cơ cao bị hăm, ngứa.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet