Lên 6 tuổi, trẻ bắt đầu khám phá môi trường học tập mới. Khả năng học hỏi không ngừng khiến mẹ bất ngờ, khi tận mắt quan sát những thay đổi đáng yêu trong tính cách, sở thích, thói quen hay trải nghiệm của trẻ. Khảo sát của công ty quốc tế nghiên cứu thị trường Kadence cho thấy, có 5 điểm thú vị nhất ở trẻ 6-12 tuổi mà cha mẹ cần quan tâm, nhằm giúp bé phát huy tốt nhất mọi tiềm năng.
Thích bắt chước người lớn
Trẻ càng lớn càng muốn học nhiều thứ, bắt chước mọi hành động, lời nói, cử chỉ của người xung quanh. Nếu người lớn gương mẫu, làm nhiều điều tốt đẹp, trẻ sẽ nhanh chóng học theo và phát triển nhân cách đúng hướng.
Khi được mẹ giao nhiệm vụ, nhiều trẻ tỏ ra thích thú và hăng say thực hiện. |
Trong giai đoạn học hỏi 6-12 tuổi, mẹ nên bắt đầu dạy trẻ làm việc nhà, giao phó trọng trách quét nhà, rửa chén, lau nhà, gập quần áo hay tập soạn cặp sách đi học... Mẹ sẽ ngạc nhiên khi trẻ thực thành nhanh, nhớ lâu và làm việc hiệu quả không thua người lớn.
Thích hoạt động ngoài trời
Ở độ tuổi khám phá, trẻ thường mê các hoạt động ngoài trời, nhiều môn thể thao vận động và thích thú tham gia những buổi dã ngoại tập thể. Mẹ có thể thấy bé nhanh chóng kết thân với bạn cùng lớp, trò chuyện cởi mở hoặc vui chơi nô đùa với trẻ cùng xóm. Tranh thủ thời điểm này, mẹ nên vun đắp tính cách hòa đồng và thân thiện, xây dựng khả năng giao tiếp và sống tình cảm cho trẻ.
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Charles Hillman, khoa Vận động và sức khỏe cộng đồng (Đại học Illinois), các hoạt động thể chất có thể giúp trẻ đạt kết quả cao hơn trong học tập. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sau 20 phút đi bộ, trẻ có khả năng học tập và nhận thức. |
Học tốt nhất sau giờ ra chơi
Nghiên cứu của Hội Sức khỏe Học đường Mỹ cho thấy, có sự liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động thể chất và khả năng nhận thức, ghi nhớ, học hỏi của trẻ. Bước vào lớp một, trẻ luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng dù vận động liên tục không ngừng. Trẻ có thể chơi nhảy dây, kéo co, đá cầu... hàng giờ mà không biết chán. Sau những giờ vui chơi bổ ích, trẻ không chỉ khỏe mạnh, mà còn hứng khởi học tập, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sau 20 phút đi bộ, trẻ có khả năng học tập và nhận thức tốt hơn so với việc ngồi im lặng trong chừng ấy thời gian. Thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp não khoẻ, tiếp thu kiến thức nhanh. Ngay cả những động tác aerobic đơn giản cũng hỗ trợ phát triển nền tảng thần kinh cho con trẻ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ năng lượng bền bỉ cho bé hoạt động cả ngày dài rất cần thiết giúp trẻ học tốt hơn. |
Kém tập trung vào buổi chiều
Ở nhà, mẹ thường tạo thói quen cho trẻ ngủ trưa muộn. Điều này khiến khi đi học, trẻ dễ buồn ngủ, học tập thiếu tập trung. Cảm giác mệt mỏi thường xuất hiện trên lớp do thiếu ngủ trưa, tiêu hao quá nhiều năng lượng trong giờ học buổi sáng hoặc vui chơi tốn sức với bạn bè.
Để bù đắp năng lượng thiếu hụt, cải thiện chứng thiếu tập trung, ngủ gục trên lớp, mẹ nên chú ý bổ sung năng lượng cho trẻ thông qua các bữa ăn phụ. Dù không sát cánh bên con trong giờ học, mẹ có thể đặt vào cặp sách của trẻ một vài món ăn nhẹ, hộp thức uống lúa mạch giàu dinh dưỡng... Cung cấp năng lượng đầy đủ sẽ giúp bé yêu tỉnh táo, hoạt động khỏe khoắn cả ngày và tiếp thu bài vở tốt hơn.
Thích làm thứ mình muốn
Cùng với việc khám phá nhiều điều mới lạ, trẻ bắt đầu trưởng thành và tự lập hơn, song cũng bắt đầu đòi làm những thứ mình muốn. Mẹ đừng lo, bé đang trong giai đoạn phát triển cá tính và bắt đầu định hình sở thích cá nhân. Thay vì cấm cản, mẹ nên hướng dẫn và giải thích để bé tập ra quyết định phù hợp với nhu cầu, cảm xúc. Nếu bé gái bỗng nhiên thích chơi bóng rổ để cao lớn hơn bạn cùng lớp, mẹ nên ủng hộ nguyện vọng này hoặc gợi ý tham gia các môn thể thao khác. Nếu bé thích thức uống lúa mạch, mẹ hãy nhắc trẻ uống điều độ và hợp lý để nạp đủ năng lượng cho cả ngày.
An San
Thức uống lúa mạch Milo là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể sử dụng như bữa ăn phụ của trẻ. Sản phẩm giúp cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho trẻ học tập, hoạt động thể thao cả ngày dài.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet