3. Bộ công cụ quản lí nội dung:
Bước đầu tiên đơn giản trong việc đưa các nội dung vào một khung quản lí là sử dụng bộ công cụ quản lí nội dung các mạng truyền thông xã hội như Hootsuite. Trừ phi bạn đang tính đăng nội dung lên bằng điện thoại của mình, bạn sẽ tốn rất nhiều não cho việc đăng tải trực tiếp các nội dung lên các mạng xã hội đấy:
- Bạn có thể quan sát và quản lí các sự phản hồi cùng một lúc trên chỉ cùng một màn hình.
- Bạn có thể tạo ra những danh sách chỉnh sửa cần làm và phân công cho từng thành viên cụ thể trong nhóm của bạn quản lí chuyện đó.
- Nó có các công cụ phân tích được tích hợp sẵn.
- Quan trọng nhất là bạn có thể cập nhật nhiều mạng chỉ từ một nơi.
4. Tự động hóa thông qua RSS:
Kế đến là làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng RSS để đảm bảo là thông tin được cập nhật đầy đủ nhất mà không ngốn quá nhiều công sức của bạn – điều này đặc biệt quan trọng với Twitter, nơi mà lượng cập nhật tin tức sẽ không trở nên cực kì khó chịu cho người dùng.
Vì vậy, tôi khuyên các bạn hãy dùng tài khoản Twitter của mình để kéo RSS từ Youtube, Instagram, Pinterest, và cũng như những nội dung từ web của bạn. Công cụ RSS của Hootsuite thì thực sự không phải là tuyệt vời cho lắm – cho nên tôi nghĩ rằng Twitterfeed sẽ là một công cụ tốt. Nó sẽ tự cập nhật mỗi 15 phút, và bạn có thể thêm vào trước hay sau mỗi cập nhật liên tục.
Điều bạn cần làm là thêm một cái hashtag # vào sau mỗi mục, ví dụ như là #video cho RSS của Youtube.
Những vấn đề liên quan đến việc Cập nhật tự động
Một vài người sẽ có những lo lắng về việc những thông tin được cập nhật một cách tự động – vài người còn cho rằng đó là một chuyên rất không nên làm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi rút ra từ những tài khoản truyền thông của các brand lớn và ngay cả từ tài khoản cá nhân của tôi thì việc cập nhật nội dung càng nhiều càng tốt sẽ giúp cho tài khoản của bạn phát triển thay vì chết đi (và điều này đúng, ít nhất là với Twitter).
Nếu như việc cung cấp thông tin của bạn đã được hoàn thành, thì điều kế tiếp tôi muốn bạn nghĩ đến là chuyện bạn có thể dành ra những khoản thời gian thực sự nghĩ đến việc nói chuyện với mọi người và tập trung đến những lợi ích thực sự của chính nền tảng đó.
Và bạn cũng có thể làm cho việc cập nhật thông tin trở nên tự động hóa (tới một vài khía cạnh nào đó) với Tumblr, nhưng tôi khuyên bạn là tuyệt đối đừng nghĩ đến chuyện cập nhật tự động với Facebook, và càng không nên tự động hóa nội dung Facebook từ Twitter.
Sở dĩ có việc này là do bạn thường cần có sự tương tác với người dùng để có được xếp hạng cao trên hệ thống NewsFeed vì hệ thống tính toán Facebook’s EdgeRank algorithm của nó. 4 đến 5 bài mỗi ngày là đủ. Chăm chút cho chúng, và nhiều người sẽ quan tâm đến bạn hơn.
Mọi người thường hay bảo là tự động hóa các mạng truyền thông xã hội thì là không tốt, tuy nhiên tôi chưa bao giờ thấy một sự giảm sút về độ tương tác nếu như chuyện đó được thực hiện tốt. Và dĩ nhiên chúng ta có một chiêu để làm cho những cập nhật RSS của bạn trở nên sống động hơn. While conventional wisdom says that automating Social Media is bad, I’ve never seen a drop off in engagement if it’s done well. There is a certain knack in making your RSS feeds look more conversational.
Twitterfeed sẽ giúp bạn làm chuyện này bằng việc cho phép bạn tùy chỉnh những nội dung của các cập nhật tự động đó.
5. Những nền tảng miễn phí:
Bước cuối cùng để giải quyết vấn đề về phân mảnh các mạng là xem xét làm sao để các mạng này có thể bổ trợ cho nhau. Nếu như chúng ta cùng quay lại ý tưởng ban đầu của tôi về việc xem Pinterest như là một hệ thống đánh dấu, thì bạn có thể tận dụng nó như là một cách để sắp xếp những bức ảnh instagram, hoặc là những bức hình screenshots của những câu tweets thành công nhất của bạn.
Còn đối với YouTube, nó sẽ rất hữu dụng nếu như bạn có chương trình iMovie iPhone hoặc Social Cam, bởi vì đơn giản là chúng sẽ giúp bạn có được những hiệu ứng của Instagram đối với video.
Thế nhưng nền tảng thực sự dành cho bạn lại chính là trang web của bạn. Nó không chỉ là vấn đề về việc để những kí hiệu mạng xã hội thích hợp trên trang web của bạn để người dùng có thể chia sẻ và kết nối với bạn, mà nó còn là vấn đề về việc làm sao để những người quan tâm và có tương tác với bạn trên các nền tảng sẽ nói về những nội dung của bạn.
Facebook polls có thể là một cách rất tốt để thu nhập những phản hồi. Bạn cũng có thể sử dụng Twitter hoặc Storify trên chính trang của bạn. Gần đây, tôi có đọc một bài viết rất hay của Luke Lewis về cách mà Seven Ways NME sử dụng mạng xã hội để "thu hoạch ý tưởng” từ đối tượng của họ. Bài viết đó rất đáng lưu ý nếu như bạn đang muốn học cách làm sao để tận dụng sức mạnh của đám đông để giúp cho nội dung của bạn.
Cứ xem như là bài toán đã được giải
Trong khi tôi không nghĩ là sự răng cưa của mạng xã hội là một chuyện có thể được giải quyết hoàn toàn được, thì bằng cách áp dụng các bước trong bài viết này, bạn sẽ có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như tạo hiệu ứng đòn bẩy với chiến lược truyền thông qua mạng xã hội của bạn. Để tóm lại vấn đề, những điểm chính trong việc lựa chọn nền tảng và tích hợp chúng bao gồm các điểm sau:
- Xem xét quy mô và phạm vi địa lí đối tượng của bạn phải phù hợp với trang của bạn – nếu như chúng không thích hợp với nhau, hãy cẩn thận.
- Lưu ý với những điểm mạnh chính của nền tảng mà bạn chọn có phù hợp với công việc kinh doanh của bạn hay không. Nếu như bạn không thể tìm ra – vứt nó đi.
- Sử dụng một bộ công cụ quản lí dành cho mạng xã hội để quản lí nhiều dữ liệu, các lịch trình cũng như cho ra nhiều nội dung cùng một lúc.
- Cung cấp nội dung tự động trong một vài trường hợp thông qua RSS. Sau đó cố dành thời gian đầu tư vào các điểm mạnh chính mà bạn đã phát hiện ở bước 2.
- Xem xét việc mỗi nền tảng sẽ hỗ trợ cho nhau như thế nào – đặc biệt là đối với website mà bạn muốn dẫn người xem đến cuối cùng.
Nguồn: Econsultancy và AIIM
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet